Từ vụ bé trai ở Quảng Bình, các mẹ chia sẻ kinh nghiệm để trẻ không bị bắt cóc

08/07/2017 - 16:04

PNO - Đau lòng trước cái chết thương tâm của bé Nô, các bà mẹ trẻ cũng cực hoang mang, lo lắng trước những vụ mất tích bí ẩn của các bé mà phần nhiều được nghi ngờ là do kẻ lạ bắt cóc.

Những ngày qua, thông tin cháu Trần Trung Nghĩa (6 tuổi, trú thị xã Ba Đồn, Quảng Bình), tên gọi ở nhà là Nô, đột nhiên mất tích bí ẩn khi đang chơi ở nhà, được cộng đồng mạng ráo riết chia sẻ lên các trang mạng, diễn đàn, hội nhóm xã hội với mong muốn cộng đồng chung tay, giúp đỡ gia đình sớm tìm thấy cháu Nghĩa.

Theo đó, như báo chí đã đưa tin, khoảng 17h ngày 3/7, cả gia đình cháu Nghĩa cùng ngồi chơi ở sân nhà được một lúc thì bố mẹ Nghĩa để cho cháu chơi rồi vào nhà nấu ăn tối. Đến 18h tối cùng ngày, khi nấu ăn xong, cả gia đình ra thì không thấy Nghĩa đâu nữa nên tổ chức đi tìm. Song càng tìm kiếm, tung tích về đứa con trai nhỏ càng biệt tăm tích.

Tu vu be trai o Quang Binh, cac me chia se kinh nghiem de tre khong bi bat coc

Cháu Nghĩa (tên gọi ở nhà là Nô) mất tích khi đang chơi ở sân nhà.

Quá lo lắng và e ngại chuyện chẳng lành xảy ra với cháu, gia đình đã trình báo sự việc lên công an thị xã. 

Được sự trợ giúp của cộng đồng mạng, 2 hôm trước, gia đình cháu Nghĩa nhận được cuộc gọi và hình ảnh của một người ở Hà Nội gửi cho. Qua hình ảnh gia đình lờ mờ nhận ra đó là cháu Nô... Tuy nhiên, sau đó gia đình xác nhận lại cháu bé đó không phải là Nô.

Trưa ngày 8/7, sau 5 ngày mất tích bí ẩn gây hoang mang dư luận, thi thể cháu Nghĩa bất ngờ được phát hiện ở bãi cát cách nhà 2km.

Tu vu be trai o Quang Binh, cac me chia se kinh nghiem de tre khong bi bat coc

Thi thể cháu Nghĩa bất ngờ được phát hiện ở bãi cát cách nhà 2km

 

Tu vu be trai o Quang Binh, cac me chia se kinh nghiem de tre khong bi bat coc

Người nhà cháu Nô đang tổ chức mai táng cho cháu

Thi thể bé trai được gia đình và lực lượng chức năng xác nhận là cháu Trần Trung Nghĩa (tên thường gọi là Nô, trú phường Quảng Long, thị xã Ba Đồn).  

Trước sự việc quá đau lòng về bé Nô, trên các trang mạng xã hội, các bà mẹ truyền nhau cách thức để kẻ xấu không có cơ hội dòm ngó và âm mưu thực hiện hành vi bắt cóc trẻ em gây ra những vụ án đau lòng.

"Luôn phải để trẻ trong tầm mắt của người lớn"

Đó là lời khẳng định của bà mẹ trẻ Nguyễn Như, 27 tuổi ở Hà Nội. Bà mẹ này chia sẻ, để không có bất cứ nguy hiểm rình rập nào xảy ra với trẻ, các phụ huynh phải hết sức đề phòng. Tuyệt đối không được để trẻ một mình mà không có ai trông chừng. Không được rời xa trẻ dù chỉ là trong 1-2 phút và phải luôn luôn có người lớn ở cùng, hoặc trẻ phải luôn trong tầm mắt của người lớn.

Chị Như cho rằng: "Nếu để trẻ ở nơi khuất tầm mắt, rất có thể chỉ trong 1-2 phút là bạn đã có thể mất con hay có tai nạn đáng tiếc xảy ra với con ngay. Vì thế, khi buộc phải để trẻ ở nơi khuất tầm mắt, nếu ba mẹ hay ông bà có việc phải xuống bếp, vào nhà tắm hay bất cứ khi nào rời khỏi con, phải đảm bảo rằng cửa nhà phải khóa chặt và tất cả những đồ vật bên cạnh con phải an toàn nhất".

Tương tự, khi cho con ra ngoài chơi, đến những nơi đông người như đi chích ngừa, đi nhà sách, siêu thị, công viên, ở sân bay, bố mẹ tuyệt đối không được rời con nửa bước, tránh tình trạng trẻ bị lạc hoặc tạo cơ hội thuận lợi cho kẻ lạ mặt xấu xa tiếp cận và có hành vi nguy hại đến sự an toàn, tính mạng của trẻ.

Tu vu be trai o Quang Binh, cac me chia se kinh nghiem de tre khong bi bat coc

Luôn phải để trẻ trong tầm mắt của người lớn để tránh kẻ xấu tiếp cận.

"Báo ngay cho cơ quan chức năng biết nếu gặp đối tượng khả nghi lảng vảng ở nơi bạn đang sống"

Đồng tình với ý kiến của chị Như là chia sẻ rất cảnh giác của mẹ Đỗ Hải Yến, Hà Đông.

Bà mẹ trẻ này cho rằng, hầu hết trẻ bị những kẻ lạ mặt bắt cóc. Vì thế, bố mẹ dù bất cứ lý do gì cũng tuyệt đối không nên cho người lạ mặt vào nhà. Bởi bạn không biết họ là người thế nào, có giở trò gì với trẻ hay không?

Khi có những đối tượng lạ khả nghi lảng vảng nơi bạn ở, hãy mạnh dạn báo ngay cho cơ quan chức năng địa phương biết. Nếu gặp bất kì trường hợp nào thấy đối tượng có hành vi khả nghi với trẻ nhà mình hoặc nhà người khác, các bố mẹ nên la lớn cho những người xung quanh nghe thấy, hòng ngăn chặn hành vi tiếp cận trẻ của kẻ xấu.

"Dạy con các kỹ năng để không bị bắt cóc nếu trẻ đủ lớn"

Đây là chia sẻ của bà mẹ 2 con Lê Hoài Thu, 32 tuổi ở Thường Tín, Hà Nội.

Chị Thu cho biết từng chứng kiến 1 cháu học ở trường con gái chị suýt bị bắt cóc. Hôm ấy, phụ huynh này ở trong lớp họp phụ huynh còn con gái 4 tuổi chơi dưới sân trường. Họp xong, cô hiệu trưởng đề nghị phụ huynh này họp thêm vì chị là đại diện hội phụ huynh. 

Tu vu be trai o Quang Binh, cac me chia se kinh nghiem de tre khong bi bat coc

Bố mẹ nên dạy trẻ các kỹ năng sống thiết thực để con không bị bắt cóc

Tuy nhiên, chị phụ huynh này tự nhiên nóng ruột nên ra về thì thấy 1 cháu gái lớn hơn đang lôi tay con gái mình ra khỏi cổng trường. Cô bé ấy vừa lôi tay con gái chị vừa bảo rằng, chị dẫn em đi mua đồ ăn vì mẹ còn bận họp tiếp.

Từng chứng kiến vụ bắt cóc hụt đó nên chị luôn dạy con những kỹ năng sống thiết thực để con không bị người lạ gây nguy hiểm.

"Tôi thường dạy con nói không với người lạ, hay giúp con giới hạn những người tin cậy cho con biết. Con gái lớn 4 tuổi, tôi dạy con thuộc lòng số điện thoại của bố mẹ hoặc người thân nhất. Đồng thời tôi thường xuyên nói chuyện và chia sẻ với con những chuyện hàng ngày. Tôi cùng con xem những phóng sự về bắt cóc trẻ em cũng như nơi nào có thể giúp trẻ khi trẻ ở trong tình huống nguy hiểm đó", chị Thu nói.

Phượng Anh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI