Từ tẩy chay vắc-xin đến 'nói không' với sữa, trẻ em lãnh đủ

20/09/2017 - 15:00

PNO - Phong trào “anti” vắc-xin chưa giảm nhiệt, những ngày qua lại rộ lên làn sóng "nói không" với… sữa bò.

Làn sóng này lan tỏa mạnh trên các trang mạng xã hội, bắt đầu len lỏi vào trường học, vẽ ra những tác động kinh hãi khiến các bậc cha mẹ không tránh khỏi dao động, hoang mang.

Thông tin nhiễu loạn

Đầu năm học mới, chị P.T.K. (34 tuổi, ngụ tại phường Tân Phong, Q.7, TP.HCM) được trường mầm non, nơi con gái 5 tuổi đang theo học, phát một phiếu khảo sát. Phiếu có nội dung ghi nhận ý kiến phụ huynh, đồng ý cho con uống sữa bò hay không, phụ huynh có muốn cho con dùng nước ép trái cây thay thế?

Tu tay chay vac-xin den 'noi khong' voi sua, tre em lanh du
 

Bên cạnh đó, phiếu này còn khảo sát về khẩu phần ăn của trẻ, giảm thịt heo, tăng gà, cá, thêm rau… Chị K. ngạc nhiên thấy lạ, bởi suốt bốn năm qua, nhà trường chưa bao giờ trưng cầu ý kiến phụ huynh về việc cho trẻ uống sữa. “Tôi hỏi cô giáo mục đích khảo sát mới hay, một số phụ huynh không đồng ý cho con uống sữa bò. Nhà trường phải làm khảo sát nhằm điều chỉnh cho phù hợp”, chị K. chia sẻ. 

Trên các trang mạng xã hội, nhiều bài viết tẩy chay sữa bò, nhưng lý do không rõ ràng, thiếu độ tin cậy. Điều lạ là, mỗi bài viết có hàng ngàn lượt like (thích), cá biệt có bài lên đến hơn 15.000 lượt like và gần 800 lượt chia sẻ, gần 500 lượt bình luận.

Lý do không nên uống sữa bò, theo các “anh hùng bàn phím” vì có nguy cơ mắc bệnh ung thư, kích thích dậy thì sớm, loãng xương… “Chính Nhật Bản đang gánh hậu quả do dùng nhiều sữa. Tỷ lệ người bị loãng xương ở Nhật tăng nhanh. Mỹ và các nước tiêu thụ nhiều sữa bò cũng có số người bị loãng xương, béo phì, ung thư tăng cao”, thông tin trên một diễn đàn nêu.

Tu tay chay vac-xin den 'noi khong' voi sua, tre em lanh du
Những bài viết tuy không chính thống nhưng có sức lan tỏa lớn


Không thực phẩm nào thay thế được canxi trong sữa

Bác sĩ (BS) Hoàng Thị Tín, Trưởng khoa dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM, nhận định: “Thật nguy hiểm khi các bậc phụ huynh không chọn lọc thông tin, đụng đâu cũng “anti” (tẩy chay - PV), người lãnh chịu hậu quả không ai khác chính là con trẻ”.

Nhiều năm công tác trong lĩnh vực dinh dưỡng trẻ em, BS Tín khẳng định chưa có nghiên cứu nào xác nhận sữa gây ung thư. Về chuyện uống sữa nhiều kích thích dậy thì sớm, BS Tín cho rằng, người dân có sự nhầm lẫn. Dậy thì sớm liên quan đến béo phì.

Phụ huynh cần lựa chọn loại sữa phù hợp với thể trạng và bệnh lý của từng trẻ. Những bé thừa cân, không nên dùng sữa nguyên kem mà phải dùng sữa tách béo. Một yếu tố khác liên quan tới dậy thì sớm là thực phẩm có hàm lượng hóc-môn tăng trưởng. Đây là vấn đề thuộc về an toàn vệ sinh thực phẩm chứ không phải lỗi tại sữa. 
BS Tín cảnh báo phụ huynh về việc dùng sữa thực vật thay thế sữa bò. Canxi trong sữa dễ hấp thu.

Tu tay chay vac-xin den 'noi khong' voi sua, tre em lanh du
Bác sĩ Đào Thị Yến Thủy


Ngoài ra, trong sữa có thêm các vitamin hữu ích. Dùng sữa từ nước ép các loại hạt không thay thế được sữa bò vì dinh dưỡng không đầy đủ. Cần lưu ý, trong hạt đậu nành có chứa tiền estrogen. Đây là yếu tố thúc đẩy dậy thì sớm. Ngoài sữa, trẻ cần ăn đa dạng các thực phẩm rau củ, thịt cá. Người lớn dễ bị các rối loạn về chuyển hóa mới cần hạn chế một số thực phẩm, nhưng trẻ em đang độ tuổi phát triển, hạn chế ăn sẽ khiến cơ thể thiếu chất, không tốt cho sức khỏe.

BS Đào Thị Yến Thủy  - cố vấn cao cấp về dinh dưỡng Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc khẳng định, sữa là cần thiết và thiết yếu đối với sự phát triển của trẻ. Các thực phẩm giàu canxi khác như cua đồng, cá nhỏ ăn nguyên xương, tôm tép nguyên vỏ, đậu hũ... không phải dễ dàng cho trẻ sử dụng hằng ngày. Trẻ em cần ít nhất 600ml sữa/ngày, người lớn là 500ml/ngày. Để ngăn chặn trẻ bị dậy thì sớm, phòng chống béo phì là cần thiết. Việc này không có nghĩa là không nên cho trẻ uống sữa bò. 

“Ở những nước phát triển, người ta uống sữa thay nước. Tôi chưa từng nghe có nghiên cứu nào khuyên không nên uống sữa bò. Trẻ nên dùng sữa bò để tăng chiều cao sau khi ngưng sữa mẹ. Lượng sữa và loại sữa thay đổi tùy từng bé, độ tuổi, tình trạng dinh dưỡng, bệnh lý cơ thể...”, BS Thủy khuyến cáo. 

Thanh Huyền

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI