Tự rước bệnh vào người vì thói quen sử dụng giấy vệ sai cách

04/09/2016 - 11:00

PNO - Giấy vệ sinh tưởng chừng vô hại, những nếu không biết sử dụng đúng cách, chúng ta đang tự rước những căn bệnh nguy hiểm vào người.

Sử dụng giấy vệ sinh để lau vùng kín

Trên thị trường hiện nay, không phải loại giấy vệ sinh nào cũng đảm bảo chất lượng. Nhiều loại giấy được sản xuất tái chế (tận dụng giấy cũ, giấy đã qua sử dụng để tẩy trắng) vì vậy trong đó có chứa nhiều tạp khuẩn.

Sử dụng các loại giấy này để lau chùi vùng kín sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào bên trong âm đạo, cộng hưởng với môi trường ẩm thấp “lý tưởng” trong những ngày “đèn đỏ” để sản sinh ra các loại nấm.

Chị Trịnh Thị Như (27 tuổi, Từ Liêm, Hà Nội), chia sẻ: “Mình cũng như mọi phụ nữ có thói quen sử dụng giấy vệ vào những ngày đèn đỏ cũng như đi tiểu. Ngày nào mình cũng lau rất nhiều, khiến cho vùng kín bị đau rát, ngứa ngáy, đi khám bác sĩ kết luận mình bị viêm nhiễm phụ khoa, do sử dụng giấy vệ sinh không đảm bảo chất lượng, với một ngày lau quá nhiều càng làm cho vi khuẩn có cơ hội xâm nhập”.

Tu ruoc benh vao nguoi vi thoi quen su dung giay ve sai cach
Sử dụng không đúng cách có nguy cơ vô sinh, viêm nhiễm

Bệnh phụ khoa không dẫn đến tử vong ngay nhưng nếu điều trị muộn sẽ có những di chứng như teo hẹp buồng trứng, vô sinh hoặc thai ngoài tử cung,…

Dùng giấy rẻ tiền, không có nguồn gốc xuất xứ

Rất nhiều người vì ham rẻ mà mua các loại giấy vệ sinh rẻ tiền, kém chất lượng.Có nhiều loại giấy vệ sinh được sản xuất bằng cách tận dụng lại giấy cũ để tiết kiệm và hạ giá thành sản phẩm, do đó dù không tẩy trắng nhiều bằng các loại giấy khác nhưng trong bản thân nó đã tích lũy chất policlobiphenyl.

Tu ruoc benh vao nguoi vi thoi quen su dung giay ve sai cach
Giấy vệ sinh không thương hiệu, không nhã mác ( Ảnh công an TP.HCM)

Đặc biệt, các loại giấy tái chế vốn đã có sẵn một hàm lượng lớn vi khuẩn có nguy cơ tiềm ẩn gây độc rất cao. Nếu sử dụng sản phẩm này nhiều lần có thể đưa các nấm khuẩn vào bên trong cơ thể và gây viêm nhiễm.

Tích trữ giấy trong túi để dùng dần

Một số chị em có thói quen trữ sẵn giấy vệ sinh trong túi để dùng dần. Tuy nhiên, việc để giấy ở bên ngoài không khí quá lâu như vậy có thể bổ sung thêm vi khuẩn cho giấy.

Hơn nữa, giấy vệ sinh khi được để trong túi sẽ tiếp xúc với các đồ vật như tiền mặt, chìa khóa, điện thoại – là những nơi chứa rất nhiều vi khuẩn không tốt.

Sử dụng giấy vệ sinh để lau miệng, lau mắt, da… tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Nguy cơ mắc bệnh về hô hấp, da, mắt

Khi dùng giấy vệ sinh thay giấy ăn, chúng ta vô tình tiếp xúc với những giấy vệ sinh đã nhiễm độc. Vi khuẩn, tạp chất, hóa chất độc hại có cơ hội thuận lợi nhất đi vào cơ thể người, gây hại sức khỏe.

Nếu tiếp xúc lâu có thể mắc các loại bệnh về hệ hô hấp, bệnh về da và mắt.

Nguy cơ mắc bệnh đường tiêu hóa

Nếu sử dụng giấy vệ sinh mà trong quá trình sản xuất không đảm bảo nghiêm ngặt, giấy vệ sinh có thể sẽ là một ổ vi khuẩn.

Khi dùng lau miệng, các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, gây ra các bệnh như tiêu chảy, tả, lị, thương hàn… Nhất là với những người có đường tiêu hóa đối và sức đề kháng yếu.

Tu ruoc benh vao nguoi vi thoi quen su dung giay ve sai cach
Sử dụng giấy vệ sinh lau miệng ngy cơ mắc bệnh cao

Nguy cơ mắc bệnh đường miệng

Mỗi loại giấy vệ sinh được sản xuất theo các tiêu chí khác nhau. Thông thường những giấy vệ sinh thường có chất lượng kém hơn và nhiều sản phẩm có bụi giấy nhiều.

Khi sử dụng thay thế giấy ăn, chúng sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp của người sử dụng, cũng có thể gây dị ứng do các chất tái chế giấy vệ sinh.

Tu ruoc benh vao nguoi vi thoi quen su dung giay ve sai cach
Ảnh minh họa

Chị Thu Hạnh (21 tuổi) chia sẻ: "Là sinh viên mình do điều kiện không có, vì vậy mình thường mau các loại giấy vệ sinh rẻ về dùng, không có nguồn gốc, đồng thời mình cũng làm giấy ăn luôn cho tiện, do thói quen như vậy, khiến xunh quanh miệng cảu mình mọc rất nhiều nốt ngứa, đi khám bác sĩ bảo mình bị dị ứng trong thành phần giấy vệ sinh và  khuyên không nên sử dụng các loại giấy đó nữa".

Cần chọn và sử dụng giấy vệ sinh đúng cách

Các bác sĩ Trung tâm Phụ khoa Đông y Việt Nam khuyến cáo:

Chị em hãy chọn các loại giấy vệ sinh cao cấp hoặc giấy ăn để vệ sinh vùng kín sau mỗi lần đi vệ sinh.

Giấy phải bảo quản sạch sẽ, nơi khô ráo, thoáng mát, còn nguyên bao bì, có địa chỉ nơi sản xuất, ngày sản xuất rõ ràng. Dùng đến đâu mới bóc túi ra đến đó, không được để giấy bên ngoài quá lâu.

Khi dùng bất kì loại khăn/giấy nào, thứ tự đúng luôn là từ trước ra sau (lau vùng kín trước rồi mới đến hậu môn). Điều này sẽ giúp loại trừ nguy cơ bị các loại vi khuẩn ở hậu môn tấn công âm đạo.

Không sử dụng giấy vệ sinh để lau miệng, lau mắt, hay các tổn thương về da, vì rất dễ nhiễm khuẩn.

Trịnh Thị Tuyển

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI