Từ mê... đến mệt!

22/02/2016 - 07:20

PNO - Vì sao ta từng yêu nhau giờ lại chán nhau? Vì sao “hóa chất yêu” không còn sản sinh ra nữa?

Tu me... den met!
Ảnh minh họa: Internet

Theo thống kê của các tòa án tại TP.HCM, trong ba năm qua, khoảng 25% trường hợp các cặp vợ chồng nộp đơn ra tòa từng yêu nhau say đắm nhưng hôn nhân vẫn chết yểu. Gốc rễ của vấn đề chính là do sự nhàm chán.

Thực tế này phù hợp với ý tưởng của nhà tâm lý học Mỹ Harley, tác giả cuốn sách Love is no guarantee. Theo ông, tình yêu không đảm bảo được cho hạnh phúc hôn nhân. Cách nghĩ này nghe có vẻ nghịch lý, bởi khởi đầu của hôn nhân luôn cần đến tình yêu, nhưng ông khẳng định, những đôi uyên ương không nên vội vã kết hôn khi đang ngây ngất men endorphin, vì dễ mất khả năng nhận thức và phân tích.

Nhà nhân chủng học Mỹ Helen Fisher đã tìm ra bằng chứng về sự liên kết hóa học và sinh học của quan hệ yêu đương giữa nam và nữ. Theo bà, trong não của những người đang muốn “tìm một nửa của mình” luôn sản sinh ra một “hóa chất yêu” là pheromon. Chính pheromon chỉ lối cho nam nữ gặp nhau và khi họ đã… say nhau thì “endorphin”, một dạng ma túy nội sinh sẽ tự động tiết ra trong cơ thể, khiến người đang yêu rơi vào tình trạng lâng lâng.

Endorphin khiến họ “nghiện” nhau, thấy nhớ nhung, muốn gặp gỡ, rạo rực sức sống và ham muốn đưa nhau về… dinh. Thế nhưng, khi đã chung sống, họ không được cài sẵn “chương trình hạnh phúc”, nên mỗi cặp lại có kết quả không giống nhau.

Những thí nghiệm lâm sàng cho thấy, theo thời gian vợ chồng chung sống, pheromon giảm dần, sức kết dính ngày càng yếu. Tệ hơn, ở những đôi vợ chồng bất hòa, pheromon bị tiêu hủy nhanh chóng, hoặc biến thành những dị ứng sinh học cho cơ thể hôn nhân, kéo theo tình trạng ngưng sản xuất endorphin.

Helen Fisher kết luận, những mối quan hệ vợ chồng theo chiều hướng xấu cũng đồng nghĩa với sự biến mất của hóa chất yêu. Vì thế, không ít cặp vốn: “Ngày xưa chúng tôi yêu nhau thật lòng, yêu say đắm…”, nhưng giờ thì chỉ còn sự lạnh lẽo, chán chường...

“Chồng tôi không chỉ lười biếng, không chịu làm ăn, mà còn nhậu nhẹt quá nhiều”, bà Thu Thùy, nhân viên bưu điện, mở đầu câu chuyện với chuyên viên tư vấn. Ngày mới yêu, bà đã biết ông có người em gái ở nước ngoài hay gửi tiền về giúp nên sinh tật ỷ lại. Nhiều lần ông định học nghề nhưng nghề nào ông cũng chê là không lý thú.

Bà yêu ông, chìm đắm trong cảm giác hồi hộp, thích thú khi được một anh chàng khá đẹp trai đeo đuổi, tán tỉnh, mà quên mất cái thực tế đang lông bông của anh ta. Khi đang mê đắm, bà tin mình sẽ thay đổi được cách sống của ông. Ngày cưới, bà thật sự thỏa mãn với ý nghĩ từ nay mình đã có được người đàn ông của mình để tâm sự thâu đêm về bất cứ mọi điều… T

hành vợ chồng, đúng là bà đã thức thâu đêm, nhưng không phải để tâm sự mà là đợi chồng đi nhậu về. Lý do của ông là "để tìm cơ hội làm ăn"(!). Từ ngày ông lập gia đình, cô em cũng ngưng viện trợ, bà phải “bao sân” cho chồng. Sau hai năm chung sống, cuốn sổ tiết kiệm bà dành dụm bao năm tan thành mây khói. Mang nỗi ấm ức của người bị thua lỗ, bà cay đắng nhận ra “mình đã vội kết hôn cùng một kẻ vô tích sự”.

Trong lần hòa giải thứ hai tại TAND Q.Bình Thạnh, của một đôi vợ chồng còn khá trẻ, người chồng kết tội vợ: “Suốt ngày cô ấy chỉ lo kiểm tra tôi đang làm gì, ở đâu. Có khi một ngày, cô ấy gọi điện, nhắn tin cả chục lần, toàn những câu ngớ ngẩn kiểu như: Anh đang ngồi với cô nào? Anh đang tán tỉnh ai? Anh thấy em tệ lắm à? Cô ấy hợp với anh sao?... Nếu tôi không trả lời, là về nhà cô ấy tra hỏi dai dẳng, nhức đầu không chịu nổi”.

Cô vợ nước mắt ngắn dài trình bày, anh đeo đuổi chị từ khi chị còn đang học phổ thông. Nhỏ hơn anh cả chục tuổi nên chị rất được anh cưng chiều. Ở nhà, chị chỉ chăm sóc con, cơm nước đã có người giúp việc lo. Sau khi sinh hai đứa con, thấy chồng ít ngó ngàng đến mình, chị bắt đầu lo lắng.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI