PNO - Bên cạnh những hình ảnh mô tả vẻ đẹp thiên nhiên, đời sống, triển lãm còn có nhiều tư liệu về lịch sử chứng minh chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
![]() |
Sáng 20/8, triển lãm ảnh Tự hào biển đảo Việt Nam khai mạc tại Đại học Tôn Đức Thắng (Q.7, TPHCM). Sự kiện do Cơ quan Trung ương Hội Luật gia Việt Nam kết hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bảo tàng Tuổi trẻ Việt Nam thực hiện. Trong ảnh là khung cảnh hoàng hôn trên đảo Thuyền Chài, thuộc quần đảo Trường Sa. |
![]() |
Triển lãm trưng bày gần 300 bức ảnh, thuộc nhiều chủ đề khác nhau: vẻ đẹp thiên nhiên biển đảo; cuộc sống nơi biển đảo; các hội nghị liên quan đến vấn đề biển đảo… Đây là ảnh Đá Tây B do tác giả Nguyễn Xuân Chính ghi lại. Đảo Đá Tây gồm 3 điểm là Đá Tây A, Đá Tây B và Đá Tây C. Lòng hồ Đá Tây là nơi thuyền, tàu của ngư dân hay vào tránh trú bão. Ngọn hải đăng Đá Tây B là một trong 9 ngọn hải đăng thuộc quần đảo Trường Sa. |
![]() |
Hình ảnh ngọn sóng biển do tác giả Trần Thành ghi lại tại khu vực đảo An Bang (thuộc quần đảo Trường Sa) là một trong những ảnh gây ấn tượng mạnh về vẻ đẹp thiên nhiên trong triển lãm. Đảo nằm cách đảo Trường Sa Lớn 75 hải lý về phía Đông Nam, cách bãi Thuyền Chài hơn 20 hải lý về phía tây nam. |
![]() |
Để tiện cho công chúng theo dõi, tìm thông tin chi tiết, Ban tổ chức có tích hợp mã QR vào các bức ảnh. Người xem chỉ cần dùng điện thoại thông minh để quét, sau đó sẽ có đường dẫn đến thông tin chi tiết của ảnh cũng như địa danh, nội dung được đề cập. |
![]() |
Những vị khách đầu tiên tham quan triển lãm được hướng dẫn sử dụng mã QR để tìm thông tin chi tiết của ảnh bằng điện thoại thông minh. |
![]() |
Những hình ảnh về con người nơi biển đảo cũng mang đến nhiều cảm xúc cho người xem. Trong ảnh, tác giả Trần Thành ghi lại khoảnh khắc chàng trai sau khi hoàn thành nghĩa vụ, trở về đất liền, mang theo cây hoa mai làm bằng những vật liệu trên đảo. |
![]() |
Bên trái là ảnh nhà giàn đón khách, còn bên phải là ảnh 2 chiến sĩ đang cầm chậu quất rất đặc biệt tại đảo Sơn Ca. Sau 6 tháng liên tục trời không mưa, khô hạn, lượng nước ngọt sử dụng cho mỗi người từ 12 lít, cắt giảm còn 5 lít. Cây bàng vuông cho trái chỉ bằng một nửa so với mùa mưa. Cây quất được sư thầy chùa Sơn Ca dùng lượng nước ngọt ít ỏi chăm chút vẫn xanh tốt, ra quả chín mọng. |
![]() |
Một số sinh hoạt đời thường tại đảo như trồng rau, quần tụ hát hò... |
![]() |
Những tháng biển động, tàu lớn hay thuyền nhỏ đều khó tiếp cận nhà giàn. Việc nhận hàng, di chuyển đều phải thực hiện bằng dây kéo. |
![]() |
Hình ảnh 2 mẹ con tiễn chồng, cha đi làm nhiệm vụ canh gác ở đảo cũng là khoảnh khắc gây ấn tượng mạnh trong triển lãm. |
![]() |
Nhiều tài liệu lịch sử, hình ảnh bản đồ được thu thập chứng minh chủ quyền biển đảo Việt Nam cũng được trưng bày tại triển lãm. |
![]() |
Tại triển lãm cũng có không gian để trưng bày nhiều hiện vật về biển đảo, trong đó có các lá cờ tổ quốc được treo ở các nhà giàn do Bảo tàng Tuổi trẻ Việt Nam thu thập, lưu giữ. |
![]() |
Triển lãm diễn ra đến hết ngày 27/8. |
Trung Sơn
Chia sẻ bài viết: |
TPHCM đặc biệt quan tâm đầu tư các thiết chế, cơ sở hạ tầng văn hóa.
TPHCM triển lãm ảnh “Đại thắng mùa Xuân 1975 với Kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam” và “Tự hào một dải biên cương”.
Giải thưởng nhằm kịp thời phát hiện, tôn vinh các tác giả, nhóm tác giả có sản phẩm sáng tạo đóng góp tích cực cho sự phát triển của TPHCM...
Không có những chiến hào, không có lửa khói bom đạn, cuộc chiến của những chiến sĩ tình báo, biệt động thành diễn ra âm thầm trong lòng đô thị Sài Gòn.
Trung tâm Báo chí tuyên truyền các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã được khai trương tại TPHCM vào sáng 27/4.
Từ nay đến ngày 8/5, nhiều hoạt động chiếu phim, triển lãm điện ảnh và giao lưu với đoàn phim được tổ chức rộng rãi ở phố đi bộ Nguyễn Huệ...
Chiều 26/4, tại điện Kiến Trung – Đại nội Huế đã khai mạc triển lãm với chủ đề “Hành trình gốm Việt”.
Từ ngày 29/6 đến 5/7, chương trình đặc biệt "Nửa thế kỷ phim Việt Nam về chiến tranh" sẽ được tổ chức như một phần của liên hoan phim.
Sáng 26/4, triển lãm 50 tác phẩm VHNT tiêu biểu, 50 công trình, cụm công trình xây dựng tiêu biểu, 50 sự kiện, hoạt động nổi bật khai mạc tại TPHCM.
Nhà văn Bùi Tiểu Quyên vừa ra mắt tác phẩm Xám Ngố đi thành phố, tiếp nối câu chuyện từ cuốn sách trước đó - Hùm Xám qua sông.
TPHCM công bố kết quả bình chọn 50 tác phẩm văn học - nghệ thuật tiêu biểu giai đoạn 1975 - 2025.
Nhà Văn hóa Phụ nữ TPHCM tổ chức chương trình Khai mạc triển lãm tranh cát nghệ thuật, chủ đề "Hồn cát Việt - 50 năm tự hào một dải non sông”.
Những cuộc chiến đẫm máu còn hiện diện ở các vùng xa xôi của đế chế, như thành cổ Eboracum – nay là York.
Là đô thị phát triển hiện đại nhưng TPHCM vẫn lưu giữ được sắc màu văn hóa của hầu hết các dân tộc đang cộng cư.
Báo Sài Gòn Giải Phóng ra mắt công trình dữ liệu báo chí đặc biệt mừng 50 năm thống nhất đất nước.
Ngày 23/4, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế công bố khai quật khảo cổ tại di tích Đại Cung Môn.
Các không gian đường sách không chỉ có sách mà còn có nhiều sự kiện quảng bá văn hóa của các vùng đất.
Người dân thành phố đang một lòng hướng về cột mốc 50 năm ngày 30/4 lịch sử.