Từ đổ nát hóa ấm êm

21/10/2015 - 10:43

PNO - Từ một gia đình vợ chồng chuẩn bị ly hôn trở thành nơi "tham quan" của những người làm công tác phòng chống bạo hành gia đình.

Căn nhà nhỏ số 24/K1O tổ 16, khu phố 2, P.14, Q.Gò Vấp. Từ một gia đình vợ chồng chuẩn bị ly hôn trở thành nơi "tham quan" của những người làm công tác phòng chống bạo hành gia đình vì đã chuyển hóa trở thành một tổ ấm. Giờ đây, những thành viên trong căn nhà nhỏ này luôn có một câu giống nhau: "mừng quá, vui quá, hạnh phúc thật sự rồi!"

Con gái

Võ Thị Ngọc Vi, vừa tốt nghiệp cao đẳng ngành trang trí nội thất - đã lớn lên với một ký ức toàn chuyện ba mẹ cãi nhau, đánh nhau. Năm 13 tuổi, Vi chứng kiến cảnh mẹ vừa sinh em bé, nhưng ba vẫn đánh mẹ.

Mẹ Vi phải choàng người che chắn cho đứa con đỏ hỏn. Tuổi thơ, Vi không hiểu vì sao ba mẹ lại sống với nhau một cách khốn khổ như thế. Từ ngày ba phát hiện mình mắc bệnh, thất nghiệp, ông càng nhậu nhẹt và càng trở nên… dễ sợ.

Vi học hành sa sút, tâm trạng rối loạn. Vi cũng bị ba đánh đập, chửi bới, không cho đi chơi với bạn bè. Trong hoàn cảnh đó, Vi chỉ biết năn nỉ mẹ: “Mẹ ly hôn đi! Con thấy ba như người xa lạ, mẹ thì có khi như người mất hồn. Con sợ con không sống được”.

Mẹ do dự, nhiều lần đã viết đơn ly hôn nhưng rồi lại sợ căn nhà khó chia đôi với ông chồng ngang ngược, sợ ba mẹ con không có chỗ nương thân. Mẹ khắc khoải chờ một ngày nào đó, ba sẽ có việc làm, sẽ bớt nhậu…

Cuộc sống của cô gái nhỏ trôi qua trong ám ảnh, một ngày bình yên là ngày mẹ không khóc, không bị đánh đập, bị chửi cứ như một ước mơ xa xỉ. Rồi một buổi tối, mẹ gọi con gái đến, trịnh trọng chìa ra xấp tài liệu về phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống buôn bán phụ nữ… Chưa bao giờ Vi thấy mẹ nghiêm túc như thế.

Bà ôm xấp tài liệu như báu vật. Bà nói: “Mẹ tham gia dự án với các cô bên Hội phụ nữ và tổ chức Action Aid (*)… Mẹ lỡ nhận chức hội trưởng của mấy chị em nhập cư. Con phải giúp mẹ, con phải làm nhóm phó".

Kể từ đó, con gái giúp mẹ ghi biên bản các cuộc họp nhóm, mẹ “truyền đạt” kiến thức, thiếu điểm nào, con nhắc. Mẹ và con gái có một “lịch làm việc” chung. Dần dần, hai mẹ con trở thành “diễn giả” quen thuộc của nhóm phụ nữ nhập cư, những buổi nói chuyện của mẹ đôi khi có cả nam thanh niên đến tham dự.

Một ngày, ba Vi cũng tò mò đến xem “hai mẹ con làm gì mà được mọi người khen”. Cô con gái thích thú: “Hôm đó, mẹ con đã “dằn mặt” ba bằng một bài phổ biến về quyền trẻ em. Ba ngồi im re, lắng nghe.

“Mẹ con khổ từ nhỏ, phải chăn vịt, mang trứng ra chợ bán. Bà ngoại bị bệnh, ông ngoại cầm nhà, mẹ con phải kiếm tiền chuộc lại nhà. Lấy chồng, mẹ càng khổ hơn nhiều. Bây giờ, dù mẹ con vẫn đầu tắt mặt tối làm tạp vụ, nhưng về nhà mẹ đã có bữa cơm tối cùng chồng con, có giấc ngủ ngon… Mẹ con xứng đáng được hạnh phúc”, Vi nói.

Tu do nat hoa am em
Vợ chồng cùng trò chuyện với con cái - Ảnh: Như Ý

Vợ

Chị Nguyễn Thúy Hằng thường về đến nhà sau 7g tối. Nhắc đến chuyện chống chọi và thoát khỏi nạn bạo hành gia đình, chị cười tươi, đúc kết: “Phụ nữ phải có nghị lực, bản lĩnh và can đảm”.

Chị kể lại cảnh ngày xưa: "Tôi sinh hai con gái, chồng tôi bắt buộc phải sinh con trai để nối dõi tông đường. Đang bị nhiều chứng bệnh như gai cột sống, thoái hóa cột sống, vẹo cột sống, thoát vị đĩa đệm, rối loạn tiền đình, viêm xoang, viêm đa khớp, đa nhân xơ tử cung, loét bao tử.... nên tôi cương quyết không sinh thêm.

Vì thế, chồng tôi thường xuyên đánh đập, mắng chửi tôi. Ông ấy lại còn tật nhậu nhẹt, bồ bịch nên gia đình càng thêm nát. Thời gian đó, tôi rất khốn đốn, khổ sở, lúc nào cũng nghĩ đến chuyện ly hôn.

Khi nghe tổ chức Action Aid đến địa phương, có chương trình chống bạo hành gia đình, như kẻ đang đuối nước gặp phao, tôi tham gia ngay. Việc học hành, tập huấn… giúp tôi có thêm nhận thức và nhiều kỹ năng. Tôi xác định, mình không bỏ chồng, thì phải “thay đổi” ông chồng, mà muốn làm được điều đó, mình phải tự thay đổi trước.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI