Từ bà nội trợ đến người 'quán xuyến' cả khu phố

29/09/2019 - 07:00

PNO - Cho đến bây giờ, chị Lê Thị Mai (KP2, P.10, Q.6) vẫn còn bất ngờ với “sự thay đổi đến chóng mặt” của cuộc đời mình: từ một bà nội trợ quanh quẩn bếp nhà, bỗng chốc thành người “quán xuyến” cả khu phố.

Cho đến bây giờ, chị Lê Thị Mai (KP2, P.10, Q.6) vẫn còn bất ngờ với “sự thay đổi đến chóng mặt” của cuộc đời mình: từ một bà nội trợ quanh quẩn bếp nhà, bỗng chốc thành người “quán xuyến” cả khu phố.

Câu chuyện đó bắt đầu từ năm 2005…

Vì thương tụi nhỏ xót lòng…

Xóm Đình Phú Định thuộc Khu phố 2, phường 10, quận 6. Khu Lý Chiêu Hoàng những năm đầu thập niên 2000 còn rất nghèo. Đa phần dân nhập cư, gia đình nhỏ chỉ có chồng, vợ và con cái cùng ở thuê trong các xóm trọ nghèo. Vợ đi làm thuê, chồng chạy xe ôm, làm thợ hồ hoặc đi bốc vác. Những đứa con nhỏ thì suốt ngày chạy chơi, hoặc phụ cha mẹ các việc lặt vặt trong nhà, có em đi bán vé số, vác đồ thuê…

Cuộc mưu sinh khiến nhiều gia đình không có tiếng cười mà chỉ là tiếng cãi nhau ầm ĩ sau cơn say rượu của chồng. Thảng lâu trong phố, lại có tiếng mấy đứa nhỏ khóc thét vì bị đòn sau buổi rong chơi…

Tu ba noi tro den nguoi 'quan xuyen' ca khu pho

Tu ba noi tro den nguoi 'quan xuyen' ca khu pho

 

Nhìn cảnh tượng đó, chị Lê Thị Mai cứ canh cánh trong lòng. Một lần, vào năm 2005, đi dự họp tổ dân phố, chị được chị Trưởng khu phố rủ rê tham gia Hội Phụ nữ, lúc đó chị đang quản lý cơ sở gia công tranh kính thờ tại nhà. Quanh quẩn ở nhà mãi, chị Mai cảm thấy mình như lạc lõng trong cuộc sống. Vì thế, khi vừa nghe lời rủ rê của các dì, các chị ở khu phố, chị Mai bắt đầu ra sinh hoạt Hội. Nào ngờ vừa vào chi hội, chị Mai được tín nhiệm bầu làm Chi hội trưởng ngay.

Ban đầu, công việc Hội còn bỡ ngỡ, chị phải gõ cửa từng nhà “tiền bối” ở phường, ở khu phố học hỏi kinh nghiệm. Nhờ chịu khó học hỏi, chị Mai nhanh chóng quen việc Hội và chỉ sau 2 - 3 tháng chị đã nắm bắt mục đích - ý nghĩa của tổ chức, phương thức điều hành hoạt động, các phong trào...

Khi nợ duyên với trẻ em nghèo quấn quýt

Cuối năm 2007, bạn Nguyễn Thảnh, Bí thư đoàn thanh niên khu phố 2, bận đi dạy học, nên cầu cứu chị Mai quản lý lớp học tình thương do Thảnh lập ra từ ba năm trước. Lớp học chỉ hơn 10 học trò, đi học bữa đực, bữa cái. Sau khi nhận lời quản lý lớp, thấy trụ sở khu phố quá nhỏ nên chị Mai mạnh dạn đề xuất với Bí thư chi bộ để gặp Ban Quản trị Đình Phú định (số 43/2  Lý Chiêu Hoàng) mượn chỗ để chuyển chỗ học cho các em. Kể từ đó lớp học tình thương Đình Phú Định bắt đầu sáng đèn vào mỗi buổi tối, từ thứ 2 đến thứ 6. Để có người đứng lớp, chị Mai tiếp tục nhờ cậy các bạn đoàn viên chi đoàn khu phố 2. Chị chịu trách nhiệm đi vận động trẻ em nhập cư ra lớp.

Tu ba noi tro den nguoi 'quan xuyen' ca khu pho

Tu ba noi tro den nguoi 'quan xuyen' ca khu pho

Lớp học tình thương mở ra với ý định giúp trẻ thất học biết cái chữ, lễ nghĩa… 

Việc vận động các cháu ra lớp rất khó khăn. Học trò nhà đứa nào cũng khổ, phụ huynh sợ con đi học không phụ giúp gia đình. Chị Mai phải đến từng nhà năn nỉ, vận động. Hơn một năm vận hành lớp học, vừa dạy vừa gom học trò, đến năm 2010 lớp học tình thương của cô Mai đã có trên 20 trẻ. Thấy học trò đi học mà không đủ sách vở, thiếu thốn đồ dùng học tập, chị Mai lại đi vận động sách vở, cặp, bút cho các em. Chị liên hệ các trường trên địa bàn phường xin bàn ghế cũ về trang bị thêm cho lớp để các em có bàn ghế ngồi học đàng hoàng. Chị cũng đã mời thêm các bạn sinh viên của những trường cao đẳng, đại học đến đứng lớp phụ để cá cháu được học hỏi nhiều hơn, học vui hơn. Lâu dần, lớp học tình thương trở thành địa chỉ mà các sinh viên, học sinh lựa chọn để đi “từ thiện”, góp sức cho cộng đồng.

Để các em được học hành bài bản, chị Mai còn liên hệ với Trung tâm học tập cộng đồng của P.10 và Trung tâm Giáo dục thường xuyên Q.6 hỗ trợ thủ tục để gửi các em sang học tiếp chương trình. Hiện, lớp học tình thương của cô Mai có đến 45 trẻ đang theo học từ lớp 1 đến lớp 5, có 8 giáo viên là các bạn sinh viên đứng lớp.

Công việc của chị Mai đã được tiếp sức, kế thừa. Với chị, đó là niềm vui, niềm hạnh phúc. Chị nói: “Sự ủng hộ của cộng đồng, của các em học sinh, sinh viên, Đoàn Thanh niên địa phương đã khích lệ tôi rất nhiều. Tôi thấy mình mình vui hơn khi làm được điều có ích cho cộng đồng”.

Hiện chị Mai là Bí thư chi bộ khu phố 2, ủy viên thường vụ Hội LHPN của P.10 và kiêm nhiều công việc địa phương, nhưng chị vẫn gắn bó với lớp học tình thương bởi “Mình như mắc nợ tụi nhỏ. Thấy các cháu ham học, siêng năng đến lớp và tích luỹ ngày càng nhiều tri thức là mình vui!” - chị Mai tâm sự.

Chị Lê Thị Kim Thủy - Phó Chủ tịch Hội LHPN Quận 6 - nhận xét: “Cô Mai là người tràn đầy nhiệt huyết và năng lượng. Cô có rất nhiều sáng kiến, đóng góp cho công tác Hội. Lớp học tình thương ở Đình Phú Định chỉ là một trong rất nhiều hoạt động mà cô đã và đang đóng góp cho địa phương…

Với người dân khu phố 2, chị Lê Thị Mai là cô giáo, là người chị, người dì thân thiết, khiêm tốn, giản dị, gần gũi, yêu thương con người,

Hạnh Chi

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI