Truyền thông nước ngoài đưa tin Trung Quốc bắn pháo nước, đâm tàu tuần tra Việt Nam

07/05/2014 - 19:51

PNO - PNO – Ngày 7/5, truyền thông nước ngoài đưa tin, các tàu Trung Quốc đã sử dụng vòi rồng tấn công tàu tuần tra của Việt Nam và liên tục đâm ủi chúng, gây thương tích cho phía Việt Nam, sau khi đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển...

edf40wrjww2tblPage:Content

Truyen thong nuoc ngoai dua tin Trung Quoc ban phao nuoc, dam tau tuan tra Viet Nam

Cái gọi là “Tam Sa” trong quần đảo Hoàng Sa Trung Quốc chiếm của Việt Nam - Ảnh: AFP

Theo đó, vụ việc được ghi nhận là căng thẳng giữa Hà Nội và Bắc Kinh tăng đột ngột từ tuần trước, khi Trung Quốc đơn phương tuyên bố sẽ đưa giàn khoan nước sâu vào vùng biển Trung Quốc cố ý  tranh chấp - một động thái mà Hoa Kỳ mô tả là mang tính "khiêu khích".

Sau khi Cơ quan An toàn Hàng hải Trung Quốc đơn phương công bố cảnh báo điều hướng hàng hải trên trang web của mình, rằng nước này sẽ khoan dầu khí trong Biển Đông, gần quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, Việt Nam đã lập tức triển khai các tàu tuần tra biển làm nhiệm vụ. Việt Nam tuyên bố quyết định của Trung Quốc là "bất hợp pháp" và đòi Bắc Kinh rút giàn khoan về, đồng thời cử nhiều tàu đến khu vực.

Ông Ngô Ngọc Thu, Phó Tư lệnh/Tham mưu trưởng Cảnh sát biểnViệt Nam, nói với các phóng viên tại Hà Nội hôm 7/5 rằng tàu Trung Quốc đã đâm vào tàu thuyền Việt Nam trong ít nhất ba sự cố riêng biệt kể từ khi thông báo về sự hiện diện của giàn khoan ở Biển Đông, ngày 3/5.

Một chiếc máy bay của Trung Quốc cũng đã bay sát bên trên các tàu tuần tra của Cảnh sát biển Việt Nam để đe dọa đối phương.

Clip cho thấy tàu Trung Quốc bắn pháo nước, đâm vào tàu Việt Nam (clip được công bố tại buổi họp báo chiều 7/5, tại Hà Nội)

Ông Thu cho biết tàu Trung Quốc "dùng pháo nước tấn công các tàu Việt Nam đang thực thi pháp luật”. Ông nhận định "tình hình rất căng thẳng, một số kiểm ngư Việt Nam bị thương do kính vỡ khi tàu Trung Quốc gây ra xung đột”. Việt Nam đã không cử tàu quân sự đến khu vực trên, mà chỉ có các tàu Cảnh sát biển và tàu tuần tra bảo vệ bờ biển. Ông Thu nói thêm rằng các tàu Việt Nam đã phát tín hiệu yêu cầu giàn khoan rời khỏi khu vực, thái độ của phía Việt Nam là “kiên nhẫn và và tự kiềm chế khi đối mặt với hành vi hung hăng của Trung Quốc”.

Hãng tin AFP dẫn lời ông Ngô Ngọc Thu tại cuộc họp báo quốc tế do Bộ ngoại giao Việt Nam tổ chức vào chiều 7/5. Theo đó, “Lực lượng tham gia bảo vệ giàn khoan HD981 trong các ngày 2 và 3/5 là khoảng 40 tàu các loại. Đến thời điểm 12 giờ ngày 7/5, Trung Quốc đã huy động, lúc cao nhất 80 tàu các loại, trong đó có 7 tàu quân sự gồm tàu Hộ vệ Tên lửa 534 và tàu Tuần tiễu tên lửa tấn công nhanh số hiệu 753; cùng 33 tàu Hải cảnh, Hải giám, Ngư chính; và các tàu vận tải, tàu cá. Ngoài ra hàng ngày còn có hàng chục tốp máy bay hoạt động trên khu vực. Một nhóm tàu cá vũ trang và tàu quân sự đã vào cách đảo Lý Sơn từ 50-60 hải lý”.

Phía Việt Nam cho biết: “Khi các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam ra kiểm tra, ngăn chặn việc xâm phạm trái phép của giàn khoan HD981, các tàu bảo vệ của Trung Quốc, được sự yểm trợ của máy bay, có hành động hung hăng, chủ động đâm thẳng vào các tàu, dùng vòi rồng có công suất lớn phun nước vào các tàu của Việt Nam nhằm làm hư hỏng tàu thuyền và các trang thiết bị trên tàu, gây thương tích cho thủy thủ trên tàu”.

Truyen thong nuoc ngoai dua tin Trung Quoc ban phao nuoc, dam tau tuan tra Viet Nam

Giàn khoan HD981 của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông, nơi được cho là có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt lớn.

Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hua Chunying đã nhắc lại quan điểm của Bắc Kinh rằng giàn khoan “đang ở trong lãnh thổ Trung Quốc”. "Hoạt động của giàn khoan này nằm trong vùng lãnh hải của Trung Quốc, các hoạt động cản trở của phía Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Trung Quốc", bà nói.

Chuyên gia về Việt Nam Carl Thayer nói rằng quyết định di chuyển giàn khoan vào vùng biển tranh chấp là "một sự thay đổi lớn trong chiến lược của Trung Quốc" , ông nói thêm nó có thể là một phản ứng đối với chuyến công du châu Á vừa qua của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Trong chuyến thăm các đồng minh châu Á, Tổng thống Mỹ khẳng định Hoa Kỳ ủng hộ Nhật Bản và Philippines, nước đồng minh đang trong tranh chấp biển đảo với Bắc Kinh tại Biển Đông.

Ngày 7/5, Washington cảnh báo Trung Quốc rằng quyết định di chuyển giàn khoan dầu nước sâu vào vùng biển tranh chấp tại Biển Đông là một bước "khiêu khích" mà Mỹ đang giám sát chặt chẽ.

THIỆN ĐẠO (Theo AFP, Xinhua, TTXVN)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI