PNO - Một cuốn tiểu thuyết suốt mấy trăm năm bị chính người Trung Quốc rẻ rúng như thế, qua ngòi bút thiên tài của Nguyễn Du, “miếng sắt gỉ bỏ đi” đã trở thành “vàng ròng lấp lánh”.
Vào một ngày cuối tháng 6/2006, tôi nhận một cuộc điện thoại từ thầy tôi - giáo sư Nguyễn Khắc Phi, một chuyên gia hàng đầu về văn học Trung Quốc. Biết tôi đang có một chân trong “làng” xuất bản, thầy đề nghị tôi tiếp sức để “làm một việc nên làm”: đưa bản dịch Truyện Kiều sang tiếng Hoa của La Trường Sơn - một nhà Việt Nam học người Trung Quốc vào đời sống.
Do đối tượng bạn đọc rất hẹp, phía phát hành phân vân, nhưng đây là một ca “độc” và “lạ” nên tôi quyết định “mạo hiểm”. Thế là thầy trò bắt tay vào cuộc chuẩn bị nội dung và tiến hành các khâu kỹ thuật. Ngày 18/9/2006, tôi nhận được giấy phép của nhà xuất bản Văn nghệ. Ðến cuối tháng Chín năm đó, Truyện Kiều song ngữ Việt - Hoa (bản dịch chữ Hán là Kim Vân Kiều truyện) in xong, kịp phát hành nhân dịp quốc khánh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1/10) và ra mắt thị trường Trung Quốc một tháng sau đó tại triển lãm ASEAN lần thứ 3 (tổ chức tại Nam Ninh, Trung Quốc từ ngày 31/10 đến 3/11/2006).
Kim Vân Kiều truyện, bản dịch của La Trường Sơn - Ảnh: Phùng Huy |
Trong lịch sử văn học thế giới, thường chỉ thấy những tác phẩm nổi tiếng được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác. Chẳng hạn như tác phẩm Hoàng tử bé của nhà văn Pháp Antoine de Saint-Exupéry tính đến nay đã có đến 253 bản dịch. Riêng Truyện Kiều của Nguyễn Du đã được dịch ra 31 ngữ (nhà văn hóa Hữu Ngọc dẫn số liệu của Lê Thành Khôi) với hơn 70 bản dịch khác nhau (chỉ riêng tiếng Pháp, Truyện Kiều đã có tới 15 bản dịch). Tuy nhiên, Truyện Kiều “độc” và “lạ” ở chỗ: từ một tiểu thuyết chương hồi bằng chữ Hán (Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân) xuất hiện khoảng cuối triều đại nhà Minh, đầu nhà Thanh, Nguyễn Du đã “dịch thoát”, hay nói chính xác hơn, đã sáng tạo thành một kiệt tác thơ nôm. Sau đó lại diễn ra một quá trình “tiếp nhận ngược”: Ðoạn trường tân thanh (Truyện Kiều) của Nguyễn Du được nhiều người Trung Quốc dịch sang… chữ Hán mà La Trường Sơn là một trong số đó.
Theo thống kê có thể chưa đầy đủ, tính đến năm 2013, đã có ít nhất 11 bản dịch Truyện Kiều ra chữ Hán của các dịch giả người Việt, Hoa kiều ở Việt Nam và người Trung Quốc. |
Theo thống kê có thể chưa đầy đủ, tính đến năm 2013, đã có ít nhất 11 bản dịch Truyện Kiều ra chữ Hán của các dịch giả người Việt, Hoa kiều ở Việt Nam và người Trung Quốc. Có thể kể: Vương Kim diễn tự truyện của Nguyễn Kiên (được Lê Doãn Khôi chép lại năm 1915), Thúy Kiều quốc âm dịch xuất Hán tự của Lê Mạnh Ðiểm, Kim Vân Kiều Hán tự lục bát ca của Lê Dụ, Việt Nam âm Kim Vân Kiều ca khúc dịch thành Hán tự cổ thi của Từ Nguyên Mạc, Kim Vân Kiều truyện bình giảng của Lý Văn Hùng, Kim Vân Kiều Nam âm thi tập Hán văn dịch bản của Trương Cam Vũ, Kim Vân Kiều Hán Việt truyện của Thái Hanh (một Việt kiều ở Úc). Còn lại là bốn bản dịch Kim Vân Kiều truyện của các học giả Trung Quốc gồm: bản dịch của Hoàng Dật Cầu (nhà xuất bản Văn học nhân dân Bắc Kinh, 1959); bản dịch của La Trường Sơn (nhà xuất bản Văn nghệ và Công ty Văn hóa Phương Nam, 2006); bản dịch của Kỳ Quảng Mưu (Công ty xuất bản sách Thế giới, 2011) và bản dịch của Triệu Ngọc Lan (nhà xuất bản Ðại học Bắc Kinh, 2013).
Trong 11 bản dịch Truyện Kiều ra chữ Hán được đề cập trong bài, các bản của Nguyễn Kiên, Lê Dụ và Thái Hanh vẫn giữ nguyên thể lục bát khi dịch. Lê Mạnh Ðiểm, Từ Nguyên Mạc, Lý Văn Hùng và Trương Cam Vũ dùng thể thơ thất ngôn. Hoàng Dật Cầu, La Trường Sơn, Kỳ Quảng Mưu và Triệu Ngọc Lan chọn thể thơ tự do. Riêng bản của Hoàng Dật Cầu có những đoạn dùng thể thơ thất ngôn, ngũ ngôn, giữ được nhiều chất thơ, nhưng vẫn xen lẫn nhiều văn ngôn. Với những chỗ Nguyễn Du dùng thi liệu, điển tích, thành ngữ từ văn học Trung Quốc, Hoàng Dật Cầu thường “hoàn nguyên” bản gốc. Bản của La Trường Sơn thoát khỏi cách dịch nặng về cổ thể của Hoàng Dật Cầu, giữ được phần nào “nhạc tính” của Truyện Kiều và được đánh giá là sát nghĩa hơn. Cũng như La Trường Sơn, bản dịch của Kỳ Quảng Mưu được thực hiện theo tinh thần “hiện đại hóa” nhằm phục vụ thế hệ độc giả đương đại nên nhiều chỗ diễn giải theo lối tự sự, phần nào làm giảm tính điển nhã vốn có của thơ ca. Bản dịch của Triệu Ngọc Lan dung hòa được hai cách dịch trên, vừa giữ được cái “cao nhã” và cái “thông tục”, khắc phục được nhiều sai sót của các bản dịch trước nên dù chưa thật sự hoàn hảo, tính đến thời điểm này, đây là bản dịch Truyện Kiều sang tiếng Trung được xem là có chất lượng nhất. (Theo tiến sĩ Nguyễn Thanh Diên, Trường đại học KHXH&NV, Ðại học Quốc gia Hà Nội) |
***
Như vậy, giáo sư Hoàng Dật Cầu được xem là người Trung Quốc đầu tiên dịch Truyện Kiều ra chữ Hán. Ông là người “thông kim bác cổ”, từng là nghiên cứu sinh Ðại học Paris (Pháp) từ những năm 30 của thế kỷ trước; ông cũng là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu về văn học Việt Nam như: Sơ lược về thơ chữ Hán Việt Nam, Khảo về thư tịch cổ Việt Nam… Tuy nhiên, bản dịch Kim Vân Kiều truyện của Hoàng tiên sinh, nói như giáo sư Nguyễn Khắc Phi, “bên cạnh những ưu điểm không thể phủ nhận như bảo đảm được khá tốt tính chất trang nhã, súc tích của nguyên tác, bản dịch của giáo sư còn không ít chi tiết bất ổn và những chi tiết đó đã gây ra một số ngộ nhận không đáng có về Truyện Kiều”.
Tranh của họa sĩ Trần Thị Nguyệt Mai |
Bản dịch của Hoàng Dật Cầu sau khi xuất bản đã được Bộ Giáo dục Trung Quốc quy định dùng làm sách tham khảo cho sinh viên ngữ văn các trường đại học và cao đẳng trong cả nước, nên dù đến nay đã có những bản dịch được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá tốt hơn như bản dịch của La Trường Sơn và gần đây nhất là bản dịch của Triệu Ngọc Lan, người Trung Quốc khi nghiên cứu về Truyện Kiều vẫn dựa theo bản dịch “còn không ít chi tiết bất ổn” của giáo sư Hoàng Dật Cầu, dẫn đến “những đánh giá thiên lệch, thậm chí sai lầm về Truyện Kiều”.
Tiêu biểu cho những đánh giá “thiên lệch”, “sai lầm” về Truyện Kiều của Nguyễn Du là những luận điểm được nêu trong bài viết So sánh Truyện Kim Vân Kiều Trung Quốc và Việt Nam của giáo sư Ðổng Văn Thành, Trường đại học Liêu Ninh, đăng trên Minh Thanh tiểu thuyết luận tùng, tập 4 (1986) và tập 5 (1987), do Xuân Phong văn nghệ xuất bản. Ðổng Văn Thành viết: “Kim Vân Kiều truyện là một bộ tiểu thuyết có ảnh hưởng quốc tế (…), được tôn vinh là Hồng lâu mộng của Việt Nam, cũng được tôn vinh là tác phẩm văn học nổi tiếng của phương Ðông cổ đại, thực tế chẳng qua là dùng thể thơ Việt Nam dịch một cuốn tiểu thuyết Trung Quốc mà thôi”. Hoặc: “Nhìn tổng thể, tôi cảm thấy Truyện Kiều của Nguyễn Du bất luận về nội dung hay về nghệ thuật đều không vượt được trình độ của Truyện Kiều Trung Quốc là bản gốc mà nó mô phỏng”.
“Bản gốc mà nó mô phỏng”, oái oăm thay, “truyện với lời văn cũng tầm thường, ngoài mấy bài từ điệu có vẻ thanh tao lưu loát, không có đặc sắc gì…” (Phạm Quỳnh, Nam Phong số 30, tháng 12/1919). Ngay Ðổng Văn Thành cũng thừa nhận: “Cuốn sách của tác giả Thanh Tâm Tài Nhân (Kim Vân Kiều truyện) bị vùi lấp hàng mấy thế kỷ trong văn học sử Trung Quốc, từ cuối đời Thanh cho đến những năm 50 của thế kỷ XX, cuốn tiểu thuyết ấy hầu như được ít người biết đến. Trong tất cả các sách về lịch sử tiểu thuyết, lịch sử văn học, kể từ cuốn Sơ lược lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc của Lỗ Tấn đến nay, đều không có đến nửa chữ giới thiệu về nó…”.
Một cuốn tiểu thuyết suốt mấy trăm năm bị chính người Trung Quốc rẻ rúng như thế, qua ngòi bút thiên tài của Nguyễn Du, “miếng sắt gỉ bỏ đi” đã trở thành “vàng ròng lấp lánh”. |
Một cuốn tiểu thuyết suốt mấy trăm năm bị chính người Trung Quốc rẻ rúng như thế, qua ngòi bút thiên tài của Nguyễn Du, “miếng sắt gỉ bỏ đi” đã trở thành “vàng ròng lấp lánh”. Tuy không trực tiếp tranh luận với Ðổng Văn Thành nhưng La Trường Sơn chứng minh rằng, Nguyễn Du “đã cấu tứ lại nguyên tác, sáng tác lại nguyên tác”, “đã nâng cao ở mức độ rất lớn phẩm vị văn hóa tư tưởng của tác phẩm”. Bấy nhiêu đó cũng đủ để giải thích vì sao Truyện Kiều của Nguyễn Du đã tạo ra hiện tượng “tiếp nhận ngược” có một không hai trong lịch sử văn học thế giới.
Tranh của họa sĩ Đình Quân vẽ Kiều và Thúc Sinh |
Truyền thông đã nở rộ các phân tích và cảm xúc trong nhiều năm trước, khi các tổng thống, phó tổng thống Mỹ “lẩy Kiều“.
“Sen tàn, cúc lại nở hoa/ Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân“ (năm 2000, Tổng thống Bill Clinton đến Việt Nam sau 5 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ).
“Trời còn để có hôm nay/ Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời” (năm 2015, Phó tổng thống Joe Biden trích dẫn Truyện Kiều trong dịp tiếp đón Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn đại biểu Việt Nam thăm Mỹ).
“Rằng trăm năm cũng từ đây/ Của tin gọi một chút này làm ghi“ (năm 2016, Tổng thống Obama lại “lẩy Kiều” trong chuyến thăm Việt Nam).
Các lãnh đạo cao nhất của Mỹ đều “mượn” Kiều nói giúp cả quá trình hai nước từ cựu thù trở thành đối tác. Quá trình ấy kéo dài hàng pho sử sách, cần nhiều giãi bày giải thích khó khăn, nhưng ngôn ngữ Truyện Kiều đã giúp gói được trong cốt lõi tinh chất vi diệu và đi thẳng vào lòng người Việt. Vì tất cả mọi thấu hiểu và cảm nhận trải đời của người Việt đều có trong Truyện Kiều.
Trong quá khứ, Mỹ tiến hành chiến tranh nhưng chưa thật hiểu văn hóa và con người Việt Nam - một trong những nguyên nhân thất bại trong cuộc chiến mà chính họ thú nhận. Chúng ta từng nghe một “dẫn chứng“ là năm 1968, khi tìm được cuốn Truyện Kiều trong hành trang một chiến sĩ “Việt cộng” hy sinh, tạp chí Washingtonian số 4 đăng bài Một tài liệu ly kỳ vừa bắt được, tiết lộ tinh thần của địch. Tạp chí có in hình Tổng thống Johnson với chú thích: “Giá như Tổng thống đọc Truyện Kiều thì chắc chắn đã không lâm vào tình trạng rắc rối như ngày nay”. (Chuyện kể của Phó chủ tịch Hội Kiều học Việt Nam - Phan Tử Phùng).
Truyện Kiều đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và từ lâu từng được Chủ tịch Hồ Chí Minh ”vận dụng” trong lúc tiếp khách quốc tế. Khi đón Thủ tướng Chu Ân Lai ở Hà Nội, như gặp lại người bạn cũ, Bác lấy ý trong đoạn Kiều gặp Từ Hải “Ðến bây giờ mới thấy đây/ mà lòng đã chắc những ngày một hai"…
Văn hóa Việt Nam - từ các gương anh hùng và lịch sử - chiếm vị trí quan trọng trong đối ngoại, trong đó có Truyện Kiều là sức mạnh mềm, chiếc cầu kỳ diệu để đối thoại.
Truyện Kiều đi vào đời sống trong lời ăn tiếng nói, cùng những hình thức sinh hoạt như lẩy Kiều, bói Kiều vì nó chứa triết lý tư tưởng và trải đời, có đủ mọi cung bậc tình cảm, suy nghĩ, ứng xử, kể cả những đau khổ trầm luân của người Việt.
Tập Kiều vốn là thú chơi tao nhã của người xưa, là cách tập hợp các câu để ghép lại thành bài theo ý mới, mang tính mô phỏng; còn lẩy Kiều là lấy câu có sẵn trong Truyện Kiều và các lãnh đạo Mỹ đã chọn cách này. Truyện Kiều có giá trị hiện thực sâu sắc, xây dựng nhiều nhân vật điển hình đủ loại trong các biến động lịch sử, ngôn ngữ giàu biểu cảm, khái quát và đa nghĩa. Dùng Truyện Kiều trong ngoại giao là cách nhanh nhất để chạm đến xúc cảm tiềm tàng ấy, vượt qua những rào cản một cách rất… văn hóa.
Ngoại giao văn hóa ngày càng trở thành một kỹ năng quan trọng, ở đó, Truyện Kiều luôn có chỗ đứng. Ở Pháp (nơi có tới hơn 15 bản dịch Kiều), học giả René Crayssac đã nhận xét: “Truyện Kiều là một kiệt tác có thể so sánh với văn chương kiệt tác của bất cứ đời nào, bất cứ nước nào“.
Truyện Kiều dính dáng“ đến cuộc sống và sinh hoạt của con người. Nó giúp con người phong phú hóa suy nghĩ. Ngoại giao văn hóa dùng Truyện Kiều để tranh thủ lòng người, tranh thủ đối tượng. Vì thế Truyện Kiều là phương tiện tốt, thật quý cho chính khách làm nhiệm vụ chính trị. |
Khi được hỏi cảm nghĩ và lý giải việc các tổng thống Mỹ trích dẫn Kiều trong khi xúc tiến các hoạt động đối ngoại, cựu đại sứ Vũ Hắc Bồng trả lời vui giữa bạn bè: “Lý do đầu tiên phải nói là Truyện Kiều hay cái đã. Trong đời người biến động, Truyện Kiều có hết. Giá trị văn chương thì dành cho giới nghiên cứu văn học, ở đây ta chỉ nói đến việc Truyện Kiều dính dáng“ đến cuộc sống và sinh hoạt của con người. Nó giúp con người phong phú hóa suy nghĩ. Ngoại giao văn hóa dùng Truyện Kiều để tranh thủ lòng người, tranh thủ đối tượng. Vì thế Truyện Kiều là phương tiện tốt, thật quý cho chính khách làm nhiệm vụ chính trị. Không biết sử dụng là… dại”.
Anh Trần, Nguyễn Thị Ngọc Hải
Chia sẻ bài viết: |
Vài ngày qua, thông tin chỉ có 2/12 rạp hát tại TPHCM được sử dụng gây chú ý trong dư luận.
TP Hội An sẽ tổ chức nhiều sự kiện nhằm kỷ niệm 25 năm Đô thị cổ Hội An được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới.
Trên màn ảnh Việt, người khuyết tật có cơ hội đóng phim chỉ ở những vai nhân vật khuyết tật.
Không để thiếu em nào có lẽ là một trong những bộ phim “khiêm tốn” nhất của Trương Nghệ Mưu, với kinh phí cực kỳ ít ỏi.
Gần đây, nhiều hoạt động giao lưu văn hóa trong ngành xuất bản giữa Việt Nam và Trung Quốc đã diễn ra.
Những năm qua, di sản văn hóa đã gắn chặt với việc bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị, thúc đẩy du lịch phát triển.
Tác giả Lê Hà (sinh năm 1983, TP Huế) đã đưa bạn đọc trở về những ngày xưa cũ, để thưởng thức những món ăn bình dị, dân dã...
Việc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phải làm rào chắn, lần nữa cho thấy văn hóa ứng xử kém của một bộ phận công chúng.
Trong hải trình về với quân dân vùng biển đảo Tây Nam của Tổ quốc (từ 9 - 16/11), âm nhạc như chất xúc tác đặc biệt,
“Hẹn sáng Chủ nhật ở chợ quê nghen”. Chợ quê mà chị em nhắn nhau rần rần trên Facebook nằm ở số 7 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, TPHCM
Đề tài bạo lực học đường đã đi vào trang sách, trở thành chủ đề trò chuyện cho trẻ thơ.
Bộ ba sách ra đời là sự kết hợp hài hòa giữa lịch sử, cảm xúc và những giá trị cốt lõi về đạo đức, trí tuệ, và nghị lực.
Cùng cha mẹ già đi (Nhà xuất bản Dân trí) của tác giả Tất Khiếu Nam như một minh chứng cho sự đồng hành giữa 2 thế hệ...
Trước thềm ngày họp Quốc hội bỏ phiếu về việc tăng thuế VAT ngành văn hóa, hơn 30 DN sản xuất phát hành phim trong nước ký đơn kiến nghị phản đối.
Những ngày qua, ca khúc "Mẹ yêu con" của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý bỗng trở thành một trong những xu hướng thịnh hành trên mạng xã hội.
NSND Trung Hiếu khẳng định mô hình sân khấu hóa ở TPHCM cần được cả nước học tập.
Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM thông tin về tình trạng không hoạt động thời gian dài tại các địa điểm rạp Đại Đồng, rạp Long Phụng và rạp Công Nhân...
Sau 3 năm nỗ lực trùng tu với kỹ thuật sơn son thếp vàng tinh xảo, bửu tán ngai vàng triều Nguyễn dần lộ diện với vẻ đẹp uy nghi, lộng lẫy.