Trường THCS Lam Sơn, Q.6: Bữa ăn của HS bị… “đội giá”

29/05/2014 - 16:52

PNO - PN - Trong khi những sai phạm tại Trường THCS Lam Sơn đang được cơ quan Thanh tra Q.6 tiến hành làm rõ, thì mới đây tập thể giáo viên (GV) trường này lại phản ánh thêm những chuyện khó hiểu từ bữa ăn của học sinh (HS).

edf40wrjww2tblPage:Content

Truòng THCS Lam Son, Q.6: Bũa an của HS bị… “doi gia”

Khẩu phần ăn của học sinh trường Lam Sơn

Từ câu nói của một HS: “Thầy không biết tụi em phải ăn một quả trứng giá bao nhiêu đâu!”, một thầy giáo tìm hiểu sự thật và “té ngửa” khi biết ai đó (?) đang “bóp hầu bóp họng” HS của mình. Cụ thể, phụ huynh (PH) của các em phải trả tiền để mua các loại thực phẩm phục vụ bữa ăn bán trú cho con em với giá “cắt cổ”. Ví dụ, ngày 9/5, trường mua 540 quả trứng vịt, giá 5.000đ/trứng, trong khi giá trứng vịt cùng ngày tại siêu thị Co-op chỉ 3.000đ/trứng. Trước đó một ngày, ngày 8/5, trường mua 1.300 quả trứng gà với giá 4.500đ/quả, trong khi giá trứng gà cùng ngày tại siêu thị Co-op: 23.000đ/chục (2.300đ/ quả). Hay như đùi tỏi gà, ngày 16/5 trường mua 143kg với giá 135.000đ/kg, nhưng giá mặt hàng này tại siêu thị Co-op là 76.200đ/kg (hàng CP). Ngày 12/5 trường mua 50kg cá thác lác nạo với giá 290.000đ/kg, trong khi ở siêu thị Co-op báo 165.900đ/kg (ngày 12/5).

Tương tự, các mặt hàng rau, củ, quả, gia vị… giá trường nhập về để phục vụ HS cũng tăng đột biến. Dưa hấu: ngày 8/5 trường mua 233kg với giá 20.000đ/kg, trong khi cùng thời điểm, tại siêu thị Co-op, giá chỉ từ 10.000-12.000đ/kg. Khoai tây: ngày 8/5, trường mua 15kg với giá 55.000đ/kg, trong khi tại Metro khoai tây loại một cũng chỉ bán với giá 24.762đ/kg…

Tính toán thử (không đầy đủ), mức chênh lệch giữa giá các loại thực phẩm trường mua và giá tại siêu thị Co-op của ngày 13/5 khoảng tám triệu đồng. Tương tự, mức chênh lệch giá hàng ngày cũng vào khoảng từ năm-mười triệu đồng.

Truòng THCS Lam Son, Q.6: Bũa an của HS bị… “doi gia”

Bữa cơm bán trú của HS Trường THCS Lam Sơn

Nhiều GV của trường cho rằng, bữa ăn của HS rất sơ sài, có khi chỉ là mấy miếng thịt, chút rau và chút canh. Nuốt không nổi nên chỉ năm phút ngồi vào bàn ăn là các em đứng dậy, ra căn tin tìm món ăn khác. PHHS là người trả tiền cho những bữa ăn của con em họ thì hoàn toàn không biết thực phẩm được mua ở đâu, ai là nhà cung cấp, giá cả ra sao. Chị D. - một PH, tâm sự: “Theo những gì con tôi kể thì có những bữa ăn, các cháu chỉ được một quả trứng, ít rau xào và chén canh. Chúng tôi không tiếc tiền, nhưng vấn đề là đóng 25.000đ/ngày đã đủ chưa? Nếu chưa đủ thì chúng tôi sẽ đóng thêm. Còn nếu đã đủ nhưng vì giá thực phẩm quá cao thì phải tìm nguồn cung khác”.

Theo ông Huỳnh Văn Hùng - Trưởng ban đại diện cha mẹ HS của Trường THCS Lam Sơn, Ban đại diện cũng không biết ai là nhà cung cấp, giá cả, vì không được bàn bạc. Về chất lượng bữa ăn, ông Hùng cho biết: có nghe PH phản ánh. Họp hành ông cũng đã có ý kiến, có lập biên bản gửi lên trường. Ông Hùng nói: “Tôi sẽ trao đổi thẳng thắn vụ này với ban giám hiệu trường”.

Trước đó, vào ngày 21/5, chúng tôi đã liên hệ với bà Kha Lệ Thanh - Hiệu trưởng trường, nhưng bà từ chối tiếp xúc vì: “hồ sơ đã đưa về quận để phục vụ công tác thanh tra”. Về việc giá cả các loại thực phẩm, bà Thanh khẳng định là hoàn toàn khớp với các hóa đơn chứng từ. Vấn đề là tại sao giá các loại thực phẩm mà Trường THCS Lam Sơn mua về để phục vụ bữa ăn bán trú cho HS lại quá đắt so với giá thị trường, mà cụ thể là so với giá tại các siêu thị? Điều này chắc chắn sẽ làm cho bữa ăn của HS bị “teo tóp” lại.

Ngày 19/5 vừa qua, tập thể GV đã yêu cầu ban giám hiệu trường công khai hóa đơn chứng từ để họ thực hiện quyền giám sát, nhưng đề nghị này đã bị hiệu trưởng từ chối. Vì thế, ngày 20/5, tập thể GV đã có đơn bổ sung nội dung khiếu nại gửi cơ quan Thanh tra Q.6.

 MINH NHẬT

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI