Trường phi lợi nhuận, chậm còn hơn không

17/09/2018 - 07:00

PNO - Trong dự thảo Luật Giáo dục ĐH lần này, câu chuyện về trường ĐH phi lợi nhuận cũng được bàn khá nhiều.

Truong phi loi nhuan, cham con hon khong
Hình minh họa.

Là chuyên gia giáo dục Mỹ và cũng là ủy viên Hội đồng Giáo dục quốc gia và Phát triển nguồn nhân lực (nhiệm kỳ 2016-2021), ông Trần Đức Cảnh cho biết: ông rất phấn khởi khi luật sửa đổi đề cập loại hình trường này.  

Dưới đây là quan điểm của ông về trường phi lợi nhuận.

Như thế nào là trường phi lợi nhuận đúng nghĩa? Cơ bản là trường phi lợi nhuận không có chủ sở hữu cá nhân (tức là không có cổ đông và chia cổ tức cho cá nhân hay tổ chức nào), nhưng có sở hữu tổ chức trường theo luật.

Tự chủ đại học: Quan trọng nhất là giá trị học thuật

Hội đồng quản trị có quyền hành và trách nhiệm cao nhất, quyết định các chính sách, phê duyệt các công việc chính của trường. Hội đồng quản trị thuê hiệu trưởng điều hành và quản lý trường. Hội đồng quản trị phân chia công việc và trách nhiệm cho các tiểu ban chuyên môn. Sự tham gia và tính giải trình cho xã hội rất cao (mỗi năm trường phải báo cáo hoạt động và công khai tài chính), công bố công chúng và nộp cho cơ quan chức năng. 

Có những lý do cho thấy trường phi lợi nhuận hoạt động hiệu quả. Thứ nhất, sự hình thành của loại trường ĐH phi lợi nhuận nhằm điền vào khoảng trống cần thiết trong giáo dục ĐH công-tư. Khoảng trống này do trường công hoạt động không hiệu quả, còn trường tư (lợi nhuận) thì lại không hiệu quả đầu tư.

Thứ hai, trường phi lợi nhuận thường có nguồn thu chính từ học phí, đóng góp của xã hội (gồm cựu học sinh, sinh viện), hợp đồng với chính phủ và các doanh nghiệp, nguồn thu từ các hoạt động đầu tư. Trường không trả thuế doanh nghiệp và các loại thuế khác. Vì vậy, trường sẽ có nguồn thu để tái đầu tư, cải thiện cơ sở vật chất lẫn chương trình dạy học, hạn chế việc rót vốn từ Nhà nước, trao học bổng cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. 

Thứ ba, các trường phi lợi nhuận thường có uy tín lớn và một lực lượng đông đảo các cựu sinh viên trung thành. Họ không chỉ là lực lượng đóng góp nguồn quỹ, mà còn là lực lượng giám sát các hoạt động của trường. 

Tuy nhiên, việc phát triển hệ thống trường ĐH phi lợi nhuận uy tín cần thời gian rất dài, từ 20-30 năm, có khi đến cả trăm năm.

Trần Đức Cảnh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI