Trường Lê Ngọc Hân: Đóng quỹ hội để trường chi xài xa hoa

30/10/2014 - 06:29

PNO - PN - Chi 197 triệu đồng để làm kỷ yếu và 165 triệu đồng để làm lễ tổng kết năm học, việc sử dụng quỹ Hội Cha mẹ học sinh (CMHS) của Ban đại diện CMHS và Ban giám hiệu Trường tiểu học Lê Ngọc Hân (Q.1)...

edf40wrjww2tblPage:Content

Truong Le Ngoc Han: Dong quy hoi de truong chi xai xa hoa

Việc chi tiêu phải vì lợi ích thiết thực của học sinh, giảm gánh nặng cho phụ huynh chứ không nên phung phí, hình thức

“Trường học lấy đâu ra tiền mà xa hoa dữ vậy?”

Không như những cuốn kỷ yếu thường thấy, kỷ yếu của Trường tiểu học (TH) Lê Ngọc Hân vô cùng hoành tráng: khổ 25x33cm, dày 254 trang, bìa cứng, giấy couché, lưu lại gần như toàn bộ hình ảnh Ban giám hiệu (BGH), Ban đại diện cha mẹ học sinh (CMHS), thầy cô giáo, hoạt động của trường, của từng lớp và chân dung từng HS. Nhìn thấy cuốn kỷ yếu, một chuyên gia hoạt động ở lĩnh vực in ấn chặc lưỡi: “Nói thật, bao năm hoạt động trong ngành, nhận thiết kế và in nhiều tài liệu, kỷ yếu, nhưng tôi chưa thấy doanh nghiệp nào, kể cả doanh nghiệp nước ngoài, dám thực hiện một kỷ yếu đồ sộ như thế!”.

Giám đốc một doanh nghiệp buông lời khi lật dở từng trang cuốn kỷ yếu: “Trường học lấy đâu ra tiền mà xa hoa dữ vậy? Vừa rồi Saigontourists thực hiện kỷ yếu kỷ niệm 10 năm cùng với UBND TP.HCM làm đường hoa Nguyễn Huệ, trong đó có lưu lại hình ảnh, bút tích của các vị lãnh đạo của đất nước và thành phố, mà hình thức cũng chỉ đến thế này”.

Truong Le Ngoc Han: Dong quy hoi de truong chi xai xa hoa

"Hiệu trưởng trường tiểu học Lê Ngọc Hân cần rút kinh nghiệm"

Trưởng phòng GD-ĐT quận 1 thừa nhận, việc “đưa người cũ đi, nhận người mới về” của Ban giám hiệu Trường TH Lê Ngọc Hân, về tình là có băn khoăn và cô Nguyễn Trần Diễm Linh - hiệu trưởng, cần rút kinh nghiệm.

Ngoài khoản chi “khủng” cho ấn phẩm vừa nêu, năm học vừa qua, Trường TH Lê Ngọc Hân còn chi một khoản tiền “khủng” khác lên đến 165 triệu đồng cho buổi lễ tổng kết năm học (chưa tính hoa và phần thưởng cho HS) tại Nhà thi đấu Nguyễn Du với sân khấu lộng lẫy, âm thanh, ánh sáng choáng ngợp. Trong khoản chi nói trên, quỹ Hội CMHS phải chi đến 81 triệu đồng cho các khoản thuê mặt bằng, tập dượt, quay clip, chụp ảnh; nhà trường chi hơn 84 triệu đồng cho các khoản thuê âm thanh, ánh sáng, màn hình led, sân khấu, trang trí, quay video (dù quỹ Hội CMHS đã chi quay clip).

Có thể khẳng định chắc chắn rằng, ngoài Trường TH Lê Ngọc Hân thì khó có trường nào dám xa hoa như thế! Ngay cả Trường Quốc tế Á Châu -  một trường giàu có với học phí cao, rất cần quảng bá thương hiệu để thu hút sự quan tâm của giới CMHS, thì các buổi lễ tổng kết hay khai giảng cũng tiết kiệm bằng cách học ở cơ sở nào làm lễ tại cơ sở đó.

Khi được hỏi cảm nhận về buổi lễ tổng kết, một giáo viên của Trường TH Lê Ngọc Hân nhận xét: “Quá màu mè, phung phí và phô trương”. Chúng tôi đã cung cấp thông tin về chi phí của buổi lễ tổng kết và hỏi cảm nghĩ của nhiều PH. Ở từng câu trả lời, sắc thái dù có khác nhau nhưng hầu hết PH đều cho rằng: việc chi như thế là không thiết thực và quá lãng phí.

Truong Le Ngoc Han: Dong quy hoi de truong chi xai xa hoa

Một PH phân tích: “Chúng tôi biết là cả ba cơ sở của trường đều không có sân rộng, nên tổ chức lễ tổng kết ở một nơi có không gian rộng rãi để các cháu có dịp vui chơi thoải mái cũng tốt. Tuy nhiên, sự hoành tráng và phô trương đến choáng ngợp của buổi lễ thì chỉ để thỏa mãn cho một số người lớn, chứ không ích lợi gì cho học trò. Lãng phí thì quá rõ, nhưng vì nhiều lẽ nên không nói được”. Một PH thuộc giới doanh nhân chân thành: “Lễ tổng kết đơn giản chỉ là tổng kết và kết thúc năm học, đâu việc gì phải phô trương để tốn quá nhiều tiền. Hình thức như thế thì chỉ phù hợp với những doanh nghiệp cần PR phô trương thanh thế. Nếu được hỏi ý kiến chúng tôi sẽ không đồng ý”.

Ấy vậy mà Trường TH Lê Ngọc Hân đã dùng tiền của PHHS để… phô trương từ nhiều năm nay, khi thì tổng kết ở Nhà thi đấu Nguyễn Du, khi thì ở Nhà hát Bến Thành, Nhà hát Hòa Bình, Nhà hát TP. Riêng cuốn kỷ yếu với chi phí “khủng”, năm qua trường mới “đẻ” ra và có ý định sẽ cho ra đời hàng năm khi đặt tên là “Niên giám” (year book) và chuyển thông điệp này đến toàn thể PHHS: “Niên giám 2015 chắc chắn sẽ tròn trịa và đẹp đẽ hơn”.

Dễ mấy ai vui!

Theo bảng tổng hợp thu chi quỹ Hội CMHS của Trường TH Lê Ngọc Hân, tổng thu nguồn quỹ Hội năm học 2013-2014 vừa qua là 712.500.000đ, trung bình mỗi HS đóng gần 500.000đ, và số tiền này được chi hết vào 39 mục. Sau khi cộng-trừ-nhân-chia các mục, chị T. - một PH của trường, kết luận: chỉ khoảng 40% số tiền được chi trực tiếp cho HS.

Truong Le Ngoc Han: Dong quy hoi de truong chi xai xa hoa

Giáo viên uất ức vì bị 'đẩy' khỏi trường không lý do

Những quyết định điều chuyển công tác không minh bạch khiến nhiều giáo viên một số trường ở TP.HCM không thể an tâm đứng trên bục giảng.

Ý kiến này có phần chủ quan, nhưng sự thực là bên cạnh những khoản chi xa hoa vừa nêu trên thì còn rất nhiều khoản chi không đúng quy định của Điều lệ Ban đại diện CMHS, như: chi ủng hộ quỹ Hội Cựu giáo chức quận (năm triệu đồng), chi tặng trẻ em nghèo tỉnh Đăk Lăk (năm triệu), chi hỗ trợ GV đào tạo HS khối 5 cuối năm học (chín triệu), chi hỗ trợ nhân viên dân phòng giữ an ninh trật tự cổng trường (11 triệu), chi phí cho tiết mục văn nghệ PH (biên đạo và đạo cụ) và dàn dựng lễ ra trường cho HS lớp 5 (30 triệu), chi làm tập san số 18 (47 triệu)…

Bà Nguyễn Trần Diễm Linh - Hiệu trưởng Trường TH Lê Ngọc Hân, từ chối làm việc với chúng tôi về chuyện thu chi quỹ Hội. Còn ông Nguyễn Thanh Hải - Trưởng ban đại diện CMHS trường thì cho biết: việc chi quỹ hội như thế nào, chi cho cái gì, đều do Ban đại diện CMHS quyết định.

Thực ra, việc chi quỹ hội như thế nào, vào việc gì, đều phải có sự thống nhất giữa nhà trường và Ban đại diện CMHS. Ban đại diện không thể biết được BGH nhà trường “thích làm niên giám” nếu nhà trường không nói ra. Ban đại diện cũng không thể thực hiện được niên giám mang tên trường nếu hiệu trưởng không đồng ý. Ngược lại, nhà trường không thể in ấn - xuất bản niên giám nếu Ban đại diện CMHS không chi tiền.

Về giá thành của cuốn kỷ yếu, sau khi tính toán kỹ lưỡng, một vị chuyên viên ngành in khẳng định: với số lượng in là 1.800 cuốn thì giá thành của mỗi cuốn kỷ yếu vào khoảng 85.000 - 90.000đ, còn giá thành do Ban đại diện CMHS và BGH Trường TH Lê Ngọc Hân thực hiện là 109.000đ. Tương tự, từ nhiều năm nay, Trường TH Lê Ngọc Hân còn thực hiện mỗi năm từ 1-2 cuốn tập san, khổ 25x29cm, dày 50 trang (cả bìa) với tổng chi phí cho mỗi tập san từ 45 - 47 triệu đồng, giá thành là 33.000đ/cuốn, trong khi các chuyên viên ngành in cho biết, ở thời điểm hiện tại giá thành chỉ vào khoảng 13.000- 14.000đ/cuốn.


Cũng cần nói rằng, những khoản đóng góp cho quỹ hội, dù tự nguyện hay miễn cưỡng, dù nhiều hay ít, đều là những đồng tiền mà PH phải chắt chiu cho giáo dục, nên việc chi tiêu phải vì lợi ích thiết thực của HS chứ không thể phung phí. Điều lệ Ban đại diện CMHS cũng chỉ cho phép Ban đại diện phối hợp với nhà trường trong việc chăm sóc, bảo vệ, giáo dục HS như bồi dưỡng, khuyến khích HS giỏi, giúp đỡ HS yếu kém, vận động HS đã bỏ học đi học trở lại; và đặc biệt không cho phép quyên góp để chi vào những việc như hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục…

Nếu thực hiện đúng quy định này, việc vận động cũng như đóng góp quỹ hội sẽ không quá mức và quá sức để PH phải phàn nàn như hiện nay. Đáng buồn là trên thực tế tại TP.HCM, các trường và Ban đại diện CMHS thường có xu hướng “vận động” thu năm sau phải bằng hoặc vượt năm trước, để rồi phải tìm chỗ chi xài cho hết tiền.

Khi PH biết được những đồng tiền mà họ phải chắt chiu để đóng góp cho giáo dục bị tiêu xài xa hoa, lãng phí thì dễ mấy ai vui!

 MINH NHẬT

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI