Trước khi cổ phần hóa, Hãng phim truyện Việt Nam đã nợ nần như thế nào?

21/09/2017 - 13:09

PNO - Theo thông tin từ cuộc họp báo sáng nay, 21/9, do Bộ VH-TT&DL tổ chức, Hãng phim truyện Việt Nam thời điểm trước khi cổ phần hoá đã vướng phải số nợ khá lớn.

Sáng nay (21/9), ông Huỳnh Vĩnh Ái Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL đã có buổi làm việc với báo chí, liên quan đến những ồn ào đang diễn ra tại Hãng phim truyện Việt Nam.

Theo thông tin được chia sẻ, trước khi cổ phần hoá, Hãng phim truyện Việt Nam ôm nợ lên đến 21 tỷ đồng tiền thuê đất. Khoản nợ này lại kéo dài đến tận 20 năm.

Về mặt hình thức, Hãng phim Truyện VN có một vài mảnh đất, địa chỉ... trong đó có cả ở TP.HCM nhưng tất cả đều là đất thuê và nhiều năm qua đã không còn khả năng chi trả. Nếu không cổ phần hoá hãng phim, nghĩa là có doanh nghiệp nhảy vào đầu tư và xử lý công nợ kịp thời thì cơ quan chức năng sẽ thu hồi các giấy tờ của hãng phim truyện.

Truoc khi co phan hoa, Hang phim truyen Viet Nam da no nan nhu the nao?
Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái trong buổi họp báo sáng nay

Việc cổ phần hoá Hãng phim đã được đề cập từ năm 2008, tuy nhiên, quá trình cổ phần hoá cũng khá khó khăn, kéo dài từ năm 2014 đến tận năm 2016 mới hoàn thành. Sau những tranh cãi, tháng 6/2017 vừa qua, Tổng công ty Vận tải thủy (Savico) mới hoàn thành các thủ tục tiếp nhận hãng phim.

Ông Huỳnh Vĩnh Ái cho biết Savico chỉ mới tiếp quản Hãng phim truyện Việt Nam trong 2 tháng qua nên việc điều hành, sắp xếp nhân sự sẽ còn nhiều khó khăn, cần thêm thời gian. Phía đơn vị này đã nhận lỗi và trách nhiệm với những sự việc xảy ra trong thời gian qua khiến các nghệ sĩ bức xúc và hứa sẽ sửa chữa. Quan điểm của Bộ là phía công ty Savico không được cho thuê bất kì diện tích nào nằm trong khuôn viên của hãng phim truyện.

Truoc khi co phan hoa, Hang phim truyen Viet Nam da no nan nhu the nao?
Chỉ riêng tiền thuê đất, Hãng phim truyện Việt Nam nợ đến 21 tỷ đồng, kéo dài 20 năm. Vì thế, việc cổ phần hoá là cần thiết để giải quyết nợ.

Trước mắt, phía Savico sẽ phải tiến hành trả lương tháng 6, 7 theo mức trước cổ phần hóa để các nghệ sĩ ổn định đời sống. Sau khi mọi thứ đi vào ổn định sẽ tính lương hợp lý hơn theo cơ chế mới.

Chủ sở hữu mới của hãng phim truyện cũng cho biết sẽ cố gắng ổn định sớm để đi vào sản xuất phim.

Truoc khi co phan hoa, Hang phim truyen Viet Nam da no nan nhu the nao?
Truoc khi co phan hoa, Hang phim truyen Viet Nam da no nan nhu the nao?
Những cuộc họp vừa qua tại Hãng phim truyện Việt Nam luôn ở trong tình trạng căng thẳng

Hãng phim truyện Việt Nam thành lập năm 1953, là hãng sản xuất phim đầu tiên tại Việt Nam. Sau hơn 50 năm tồn tại, hãng đã sản xuất hơn 300 bộ phim trong đó nhiều bộ phim được ví là niềm tự hào của điện ảnh Việt như: Chung một dòng song, Con chim Vành KhuyênVĩ tuyến 17 ngày và đêmChị DậuĐêm hội Long TrìĐến hẹn lại lên...

Ngày 29/6/2010, Bộ H-TT&DL ra quyết định số 2238/QĐ-BVHTTDL phê duyệt phương án chuyển đổi Hãng phim truyện Việt Nam thành Công ty TNHHMTV Phim truyện Việt Nam. Đầu năm 2016, hãng phim được đưa ra chào mời cổ phần hoá. Sau nhiều lùm xùm, tháng 6/2017 vừa qua, Tổng công ty Vận tải thủy đã hoàn thành việc mua lại Hãng phim truyện Việt Nam. Hiện tại, hãng phim có tên là Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển phim truyện Việt Nam.

Từ khi phía Savico lên nắm quyền điều hành, tình hình ở hãng phim càng trở nên cặng thẳng. Cụ thế, phía Savico cho rằng chỉ ai có làm đủ giờ theo quy định mới được trả lương vì xuất hiện những cá nhân không đến hãng trong suốt một thời gian dài nhưng vẫn được trả lương, lo bảo hiểm. Điều này được cho là không công bằng.

Tuy nhiên, các nghệ sĩ cho rằng Savico không hiểu đặc trưng của công việc sản xuất phim nên không điều hành tốt, đưa ra những luật lệ, quy định không hợp lý. Bên cạnh đó, thời gian qua việc nợ luơng, trừ lương không công khai của các nghệ sĩ, đạo diễn liên tục diễn ra. Theo một số nguồn tin, chủ sở hữu mới còn có ý định lấy diện tích cho các cửa hàng ăn uống thuê. Nhưng ông Nguyễn Thuỷ Nguyên phủ nhận thông tin trên.

Ngoài ra, việc định giá để cổ phần hoá hãng phim cũng gây tranh cãi dữ dội. Hôm qua, đại diện Bộ VH-TT&DL cũng cho biết đất nền để xây hãng phim là đất thuê nên không thể tính vào giá trị chung.

Thụy Khuê

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI