Trung Quốc vẽ ra 'kịch bản thân thiện' cho Philippines trước thềm tuyên bố của PCA

14/06/2016 - 07:24

PNO - “Chiêu” quen thuộc của các Đại sứ Trung Quốc này là bỏ tiền “mua trang” đăng bài trên các tờ báo lớn của các nước sở tại.


Đại sứ Trung Quốc tại Malaysia Hoàng Huệ Khang đã lên giọng “khuyên” Philippines nên học tập Malaysia – giải quyết các tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trên Biển Đông “một cách thân thiện”, thay vì “đối đầu” thông qua “thủ tục trọng tài đơn phương”.

Trong một bài xã luận có tựa đề “Con đường hòa giải tham vấn” trên tờ nhật báo The Star (Malaysia) phiên bản tiếng Anh hôm nay (13/6), Đại sứ Trung Quốc tại Malaysia Hoàng Huệ Khang đã lên giọng “khuyên” Philippines nên học tập Malaysia – giải quyết các tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trên Biển Đông “một cách thân thiện”, thay vì “đối đầu” thông qua “thủ tục trọng tài đơn phương”.

Trung Quoc ve ra 'kich ban than thien' cho Philippines truoc them tuyen bo cua PCA
Đại sứ Trung Quốc tại Malaysia Hoàng Huệ Khang đã lên giọng “khuyên” Philippines nên học tập Malaysia

Ông Hoàng đưa ra so sánh giữa Philippines và Malaysia – mặc dù cả 2 nước này đều có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông nhưng mối quan hệ Malaysia – Trung Quốc đang “ở thời điểm tốt nhất trong lịch sử”, trong khi mối quan hệ Philippines – Trung Quốc lại đang trải qua “những khó khăn nghiêm trọng”.

Ông Hoàng ca ngợi Malaysia “xử lý thân thiện và hợp lý” các tranh chấp với Trung Quốc, không giống như Tổng thống Philippines Benigno Aquino – người mà ông cho rằng đã “đánh giá sai tình hình quốc tế, đã hành động như một con tốt trong chiến lược địa chính trị của nước ngoài và đã lựa chọn đối đầu với Trung Quốc”.

Đại sứ Trung Quốc đã “bôi bác” lãnh đạo Philippines bằng những từ ngữ phi ngoại giao khi viết rằng: Ông Aquino “đã trở nên nổi tiếng thế giới khi vụ kiện trọng tài là một trò khôi hài”, đồng thời “chua” thêm rằng: “Khi nhiệm kỳ của ông (Aquino) kết thúc, ngoài những hậu quả nghiệm trọng của việc phá hoại ngầm quan hệ hữu nghị truyền thống Trung Quốc – Philippines, di sản chính trị của ông (Aquino) sẽ chỉ có đống hóa đơn từ tòa án”.

Họ Hoàng còn dẫn ra câu “Anh em xa không bằng láng giềng gần” để “nhắc nhở” Philippines rằng, “các lực lượng bên ngoài khu vực có thể đến và đi bất cứ khi nào họ muốn, nhưng Trung Quốc và Philippines là hàng xóm và không thể di chuyển ra xa nhau”.

Càng gần thời điểm Tòa án Trọng tài thường trực (PCA) ra phán quyết về vụ Philippines kiện các yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc trên Biển Đông, các đại diện ngoại giao của Bắc Kinh ở nước ngoài càng tăng cường mật độ “dọa nạt” Manila trên các phương tiện truyền thông ở các nước sở tại.

“Chiêu” quen thuộc của các Đại sứ Trung Quốc này là bỏ tiền “mua trang” đăng bài trên các tờ báo lớn của các nước sở tại.

Những bài viết này thường có mô-típ chung là: Bịa đặt trắng trợn về cái gọi là “chủ quyền lịch sử” của Trung Quốc với hầu như toàn bộ Biển Đông, “đổ” cho Philippines và một số nước khác “chiếm đảo” của Trung Quốc, rồi triển khai vũ khí trên đó, trong khi Bắc Kinh phản ứng rất kiềm chế, nỗ lực cho các cuộc đàm phán, tham vấn, kêu gọi “gác tranh chấp, cùng khai thác” để chờ giải pháp cuối cùng.

Trung Quoc ve ra 'kich ban than thien' cho Philippines truoc them tuyen bo cua PCA
Trung Quốc ngang ngược đơn phương tung ra cái gọi là bản đồ đường chín đoạn, đường chữ U hay đường lưỡi bò đòi quyền sở hữu hơn 80% diện tích Biển Đông,

Trung Quốc ngang ngược đơn phương tung ra cái gọi là bản đồ đường chín đoạn, đường chữ U hay đường lưỡi bò đòi quyền sở hữu hơn 80% diện tích Biển Đông, bao gồm cả vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Philippines, Malaysia... Những năm gần đây, chính quyền Bắc Kinh đã thúc đẩy một loạt chính sách quyết đoán nhằm củng cố yêu sách chủ quyền của mình khiến các nước trong khu vực đặc biệt quan ngại.

Động thái này của Trung Quốc đã thúc đẩy một số nước trong khu vực Đông Nam Á tăng cường quan hệ với các đối tác mạnh mẽ và ủng hộ chính sách chuyển hướng trục chiến lược của Mỹ tới châu Á-Thái Bình Dương.

Lý do khiến Malaysia phản ứng khá "yếu ớt" trong vấn đề Biển Đông mà Đại sứ Trung Quốc mô tả là "thân thiện" là do Kuala Lumpur phụ thuộc rất lớn vào láng giềng khổng lồ này. Theo Bưu điện Hoa Nam, do Bắc Kinh là đối tác thương mại lớn nhất của Malaysia, một thực tế ông Huang đã đề cập tới trong bài báo, nên Kuala Lumpur buộc phải chọn cách phản ứng phản ứng khá "mềm mỏng" trong vấn đề Biển Đông.

Ngược lại, việc Philippines cứng rắn đâm đơn kiện lên Tòa Trọng tài Thường trực đã đẩy Bắc Kinh vào thế phải đối mặt với luật pháp quốc tế trong việc chiếm đoạt bãi cạn Scarborough, nguy cơ bị vạch trần những lời dối trá về tuyên bố lãnh thổ ở Biển Đông.

Sự cứng rắn của chính quyền Philippines buộc Bắc Kinh phải đối mặt với luật pháp quốc tế mà nước này đã phớt lờ trong cách ứng xử trên Biển Đông. Uy tín của Bắc Kinh trên trường quốc tế đang bị lung lay khi những hành động bành trướng của họ trên Biển Đông bị vạch trần, đặc biệt là nếu nó được một tòa án quốc tế có uy tín lên án.

Thực tế này đã thúc đẩy Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền trên các mạng truyền thông lớn trên thế giới. Tuy nhiên, những luận điệu xuyên tạc này của Bắc Kinh có lẽ chỉ đánh lừa được những người thiếu hiểu biết hoặc gây sức ép được với các nước nhỏ và yếu, phụ thuộc vào kinh tế từ Bắc Kinh chứ không thể lừa bịp được toàn thể cộng đồng quốc tế.

Khánh Ly

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI