Trung Quốc và WHO bị chỉ trích vì ứng phó sai lầm trong đại dịch COVID-19

19/01/2021 - 15:24

PNO - Ủy ban độc lập về chuẩn bị và ứng phó đại dịch đã chỉ trích Trung Quốc vì không ban bố tình trạng khẩn cấp trong khi đó WHO lại phản chứng quá chậm chạp dẫn đến hậu quả đại dịch bùng phát.

 

Một đơn vị chăm sóc đặc biệt tạm thời vào tháng 2 năm 2020 tại bệnh viện Chữ thập đỏ ở Vũ Hán, nơi nhiều bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch. Ảnh: Gerry Yin / The Guardian
Một đơn vị chăm sóc đặc biệt tạm thời tại bệnh viện Chữ thập đỏ ở Vũ Hán, nơi nhiều bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch. Ảnh chụp tháng 2/2020

Ủy ban độc lập về chuẩn bị và ứng phó đại dịch toàn cầu do cựu Thủ tướng New Zealand Helen Clark và cựu Tổng thống Liberia Ellen Johnson Sirleaf đứng đầu. Uỷ ban này cho biết Trung Quốc có thể đã áp dụng các biện pháp y tế công cộng mạnh mẽ hơn vào một năm trước để kiềm chế COVID-19, đồng thời chỉ trích Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vì sự chậm trễ trong việc ban bố tình trạng khẩn cấp quốc tế về đại dịch.

Báo cáo tạm thời của họ được công bố vài giờ sau khi chuyên gia hàng đầu của WHO, ông Mike Ryan, cho biết số ca tử vong trên toàn cầu do COVID-19 dự kiến ​​sẽ lên tới 100.000 người / tuần là "rất sớm".

“Điều rõ ràng là các biện pháp y tế công cộng có thể phải được các cơ quan y tế địa phương và quốc gia Trung Quốc áp dụng mạnh mẽ hơn vào tháng 1/2020”. Trong báo cáo này, các nhà khoa học đề cập đến đợt bùng phát dịch bệnh ban đầu là ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc.

"Khi có bằng chứng về sự lây truyền từ người sang người, ở quá nhiều quốc gia, tín hiệu này đã bị bỏ qua", báo cáo viết thêm.

Cụ thể, hội đồng này đặt câu hỏi tại sao Ủy ban khẩn cấp của WHO đã không họp để nắm tình hình cho đến tuần thứ 3 của tháng Giêng và không ban bố tình trạng khẩn cấp quốc tế cho đến cuộc họp thứ 2, vào ngày 30/1/2020.

“Mặc dù thuật ngữ đại dịch không được sử dụng cũng như không được định nghĩa trong các quy định y tế quốc tế (2005) nhưng việc sử dụng nó nhằm tập trung sự chú ý vào mức độ nghiêm trọng của một sự kiện sức khỏe là điều nên dùng. Báo cáo cho biết phải đến ngày 11/3, WHO mới sử dụng thuật ngữ này. 

“Hệ thống cảnh báo đại dịch toàn cầu không phù hợp với mục đích. Tổ chức Y tế Thế giới đã không đủ năng lực để thực hiện công việc này", báo cáo ghi thêm.

Dưới thời Tổng thống Trump, Mỹ đã cáo buộc WHO là "sân sau của Trung Quốc" nhưng cơ quan này phủ nhận. Các nước châu Âu do Pháp và Đức dẫn đầu đã thúc đẩy giải quyết những thiếu sót của WHO về tài trợ, quản trị và quyền hạn pháp lý.

Hội đồng đã kêu gọi "thiết lập lại toàn cầu" và vào tháng 5/2020 họ đưa ra các khuyến nghị trong một báo cáo cuối cùng gửi các Bộ trưởng Y tế từ 194 quốc gia thành viên của WHO về những cảnh báo đại dịch.

Thảo Nguyễn (theo The Guardian)

 

Từ khóa WHOcovi 19covid 19
 

news_is_not_ads=
TIN MỚI