Trung Quốc sa lầy mộng bá quyền ở Biển Đông

23/06/2014 - 08:01

PNO - PN - Những ngày qua, mối quan ngại về động cơ của Trung Quốc (TQ) đột ngột tăng lên trong khu vực sau khi Bắc Kinh quyết định đưa thêm bốn giàn khoan vào Biển Đông, chỉ trong vòng chưa đầy hai tháng sau khi giàn khoan Haiyang Shiyou-981 (Hải...

edf40wrjww2tblPage:Content

Việc TQ đưa thêm nhiều giàn khoan vào Biển Đông, bất chấp hành động này “đổ thêm dầu vào lửa”, đã bộc lộ ý đồ thực dụng của Bắc Kinh là nhắm đến khai thác dầu khí, giành giật quyền lợi kinh tế, bên cạnh lợi ích chính trị ở Biển Đông.

Dù được che đậy khéo léo bằng những ngôn từ cao đẹp , như “TQ kiên định đi theo con đường phát triển hòa bình và cực lực phản đối bất kỳ hành động bá quyền nào trong các vấn đề hàng hải”, hay “phát triển đại dương thông qua hợp tác đã giúp nhiều quốc gia tiến bộ, trong khi dùng đến xung đột để giải quyết tranh chấp trên biển chỉ mang thảm họa đến cho nhân loại”, như lời Thủ tướng Lý Khắc Cường vừa tuyên bố tại Athens (Hy Lạp), nhưng TQ đã không còn lừa phỉnh được ai nữa.

Nhân dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế đã thấy rõ ai là kẻ đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước khác, ai cấm ngư dân nước khác đánh bắt cá tại ngư trường truyền thống của mình, ai đưa hàng trăm tàu và nhiều máy bay (theo kiểu lấy thịt đè người) hung hăng cản trở tàu bè nước khác hoạt động và thực thi pháp luật trong vùng biển của mình. Công luận càng thấy rõ ai là kẻ núp dưới chiêu bài Tuyên bố ứng xử Biển Đông (DOC), dụ dỗ các nước lân bang tin vào thiện chí của mình trong việc đi đến ký kết Bộ quy tắc ứng xử của các nước liên quan ở Biển Đông (COC), để gian lận trong việc cải tạo, mở rộng các đảo đá, các bãi ngầm và rạn san hô thành đảo, cũng như xây dựng đảo nhân tạo nhằm “giành đất”.

Trung Quoc sa lay mong ba quyen o Bien Dong

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: “Chúng ta không chấp nhận việc bất cứ ai, bất cứ nước nào, dù mạnh đến đâu, bắt ta phải nhượng bộ chủ quyền, lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc" Ảnh: TTXVN

Người Việt Nam không mơ hồ, thế giới cũng không hề bị ảo giác về dã tâm và tham vọng của TQ. Vừa qua, gần 100 đại biểu là các học giả, nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế đến từ Mỹ, Nga, Pháp, Bỉ, Canada, Australia, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines đã tham dự cuộc tọa đàm tại Đà Nẵng (Việt Nam) về việc TQ hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981, trong khuôn khổ Hội thảo quốc tế Hoàng Sa-Trường Sa: Sự thật lịch sử. Các đại biểu khẳng định, hành động hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 của TQ đã phá vỡ nguyên trạng ở Biển Đông, đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải ở Biển Đông.

Ngay cả Tổng thống Mỹ Barack Obama, sau buổi tiếp Thủ tướng New Zealand John Key - một vị khách không đến từ khu vực Biển Đông - cũng bày tỏ quan ngại về cách thức giải quyết tranh chấp trên biển, mà theo ông, các bên liên quan cần “duy trì khuôn khổ pháp lý, chứ không phải leo thang” để không gây ảnh hưởng đến giao thương và đi lại trên Biển Đông.

Dư luận Việt Nam và bạn bè quốc tế yêu chuộng hòa bình đều nức lòng trước phát biểu đanh thép của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, trong bối cảnh TQ không ngừng có những hành động gây hấn ở Biển Đông. Phát biểu của Chủ tịch nước được các nhà phân tích xem như một sự khẳng định sắt son, rằng chúng ta không khuất phục trước cường quyền và “chúng ta không chấp nhận việc bất cứ ai, bất cứ nước nào, dù mạnh đến đâu, bắt ta phải nhượng bộ chủ quyền, lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc”, vì “đối với bất cứ người Việt Nam nào, chủ quyền lãnh thổ quốc gia là thiêng liêng và bất khả xâm phạm”.

 THIỆN ĐẠO (Theo Reuters, AP, TTXVN)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI