Trung Quốc ráo riết tìm đồng minh trước tuyên bố của PCA

10/06/2016 - 07:25

PNO - "Singapore nên hỗ trợ lập trường của Trung Quốc trên Biển Đông"

Singapore không có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông nhưng là một trong những nước đầu tiên ở Đông Nam Á phản đối lập trường của Bắc Kinh, khẳng định việc “sử dụng sức mạnh” để giải quyết vấn đề như Trung Quốc sẽ không bao giờ mang lại kết quả cũng như sự ổn định, hòa bình cho khu vực. Giới lãnh đạo Singapore ủng hộ tự do hàng hải và hàng không, chiến lược rất rõ ràng của Mỹ ở Biển Đông.

Với quan điểm này, Singapore trở thành đối tượng chỉ trích của truyền thông Trung Quốc. Tờ Hoàn Cầu thời báo hồi đầu tháng 6.2016 đăng bài bình luận của ông Cheng Bifan, nhà nghiên cứu thuộc Học viên khoa học xã hội Trung Quốc ở Bắc Kinh, cho rằng Singapore sai lầm khi nhìn nhận Trung Quốc là mối đe dọa, “tránh né” và chống lại Trung Quốc trong khi tìm đến Mỹ như một sức mạnh “láng giềng thù địch” để dựa dẫm.

Trung Quoc rao riet tim dong minh truoc tuyen bo cua PCA
Trung Quốc nói rắng Singapore nên ủng hộ TQ trong vấn đề biển Đông

Báo này có viết: "Singapore nên hỗ trợ lập trường của Trung Quốc trên Biển Đông". Theo đó, tác giả Chen Jiulin hi vọng Singapore "sẽ ngừng dựa hơi Mỹ để kiềm chế Trung Quốc".

Tác giả Cheng viết trên Hoàn Cầu thời báo rằng Singapore thịnh vượng được như ngày nay một phần nhờ vào Trung Quốc (?); Singapore phải xem Trung Quốc là đối tác tin cậy thay vì nuôi dưỡng sự hoài nghi đó rồi chọn Mỹ. Dù Mỹ không phải là đồng minh của Singapore nhưng Singapore cho phép Mỹ sử dụng hải cảng của mình, triển khai máy bay tuần tra biển P-8 và tạo điều kiện để Washington khống chế Bắc Kinh ở Biển Đông, theo tác giả bài báo.

Singapore đã rơi vào tình trạng bế tắc khi buộc phải tách khỏi Malaysia vào tháng 8, 1965. May mắn là Đảng Hành động Nhân dân đã đưa ra một chiến lược phát triển sống còn, biến Singapore thành một "thành phố đẳng cấp thế giới".

Nói một cách đơn giản, chiến lược này đã lợi dụng điều kiện và vị trí địa lý của Singapore để thu hút nguồn vốn từ các quốc gia phương Tây, dẫn đầu là Mỹ, tạo điều kiện cho họ đầu tư vào Singapore. Bằng cách đó, phương Tây không chỉ giúp phát triển kinh tế mà còn đảm bảo an ninh cho nước này.

Trung Quoc rao riet tim dong minh truoc tuyen bo cua PCA
Cuộc tập trận giữa Thái Lan và Trung Quốc

Theo ông Lý Quang Diệu, động thái này được gọi là "chiến lược cân bằng quyền lực". Đầu những năm 70, Lý Quang Diệu từng nói rõ rằng "cân bằng quyền lực" không có nghĩa là 2 bên "ngang sức ngang tài" đối đầu với nhau, mà là xác lập một "trạng thái ổn định".

Thời điểm đó, khái niệm "Pax Americana" đã tồn tại. "Pax Americana" trong tiếng Latin là "Hòa bình Mỹ". Cụm từ này được dùng để nói tới nền hòa bình có được nhờ ảnh hưởng của Mỹ.

An ninh của Singapore chủ yếu dựa vào Mỹ. Thực ra, trong mắt Lý Quang Diệu, "cân bằng quyền lực" đồng nghĩa với vị thế bá chủ của Mỹ.

Suốt một thời gian dài sau khi Singapore giành được độc lập, "chiến lược cân bằng quyền lực" của nước này chủ yếu để đề phòng các nước láng giềng thù địch.

Sau khi Trung Quốc "mở rộng vòng tay", Singapore đã có một mối quan hệ được xem là tốt đẹp với Bắc Kinh và là một nước nổi bật trong cộng đồng ASEAN đang nỗ lực thiết lập quan hệ kinh tế, thương mại với Trung Quốc.

Nhưng khi chúng ta bước vào thế kỷ 21 với sự trỗi dậy của Trung Quốc, Singapore đã phần nào hưởng lợi từ sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc.

Như vậy, có thể thấy Trung Quốc đang "kể công" của mình đối với Singapore hòng làm lung lay quan điểm của nước này xoay trục sang phía Trung Quốc.

Với động thái này, có thể thấy gần đây Bắc Kinh đang rất khẩn trương tìm kiếm các đồng minh cho mình

Còn nhớ vụ việc gần đây, tranh thủ Mỹ đang bận tham gia hội nghị thượng đỉnh G7, Bắc Kinh đã nhân cơ hội, nhanh chóng dụ dỗ đồng minh lâu năm của Mỹ là Thái Lan bằng cách mở cuôc tập trận chung với quy mô hoành tráng.

Trung Quoc rao riet tim dong minh truoc tuyen bo cua PCA
Bãi Cạn scarborough

Hay vụ việc gần đây nhất, Trung Quốc bất ngờ tử tế với Philippines hòng lấy lòng tân Tổng Thống của nước này. Trung Quốc đã khiến cả thế giới ngạ nhiên khi đã để yên cho tàu cá của Philippines quay lại Bãi Cạn scarborough đánh bắt một cách thoải mái.

Có thể thấy dường nhưu Trung Quốc đang rất lo sợ trước phán quyết của PCA chứ không hề "bình chân như vại" như những tuyên bố của nước này với báo giới trước đó. Để chuẩn bị cho mình một vị thế tốt nhất trước khi Tòa ra phán quyết, Bắc Kinh đang ráo riết tìm kiếm đồng minh cho mình, tuy nhiên điều này có vẻ rất khó khăn vì đa số các nước đều giữa vững lập trường.

Khánh Ly (Tổng hợp)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI