Trung Quốc nới lỏng chính sách tiền tệ để thúc đẩy nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại

Trung Quốc nới lỏng chính sách tiền tệ để thúc đẩy nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại

01/01/2020 - 19:08

PNO - Ngày 1/1, ngân hàng Trung ương Trung Quốc quyết định cắt giảm lượng tiền mặt mà các ngân hàng phải dự trữ để thúc đẩy nền kinh tế đang chậm lại.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho biết quốc gia sẽ giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) của ngân hàng xuống 50 điểm cơ bản, có hiệu lực vào ngày 6/1. Động thái này sẽ khiến tỷ lệ dự trữ của các ngân hàng lớn giảm xuống còn 12,5%.

PBOC hiện đã cắt giảm RRR tám lần kể từ đầu năm 2018 để giải phóng thêm tiền giúp các ngân hàng cho vay khi tăng trưởng kinh tế chậm lại với tốc độ yếu nhất trong gần 30 năm. Nhiều nhà đầu tư dự kiến ​​Bắc Kinh sẽ sớm công bố thêm nhiều biện pháp hỗ trợ.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (Ngân hàng Trung ương Trung Quốc) quyết định nới lỏng chính sách tiền tệ bằng cách giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc để đưa thêm tiền vào lưu thông nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (Ngân hàng Trung ương Trung Quốc) quyết định nới lỏng chính sách tiền tệ bằng cách giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc để đưa thêm tiền vào lưu thông nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Dù dữ liệu gần đây có dấu hiệu cải thiện, cũng như Bắc Kinh và Washington đã đồng ý giảm leo thang chiến tranh thương mại, các nhà phân tích không chắc chắn liệu các biện pháp có đem lại sự phát triển bền vững hay dự báo tăng trưởng sẽ tiếp tục giảm trong năm 2020.

Thủ tướng Lý Khắc Cường đưa ra kỳ vọng về việc cắt giảm RRR trong một bài phát biểu vào cuối tháng 12/2019. Giải phóng thanh khoản nhiều hơn cũng sẽ làm giảm rủi ro khủng hoảng tín dụng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài vào cuối tháng 1, khi nhu cầu tiền mặt tăng cao.

Dữ liệu về các khoản nợ mặc định và vấn đề kinh doanh tại một số ngân hàng nhỏ hơn đã được thêm vào hệ thống tài chính của Trung Quốc. PBOC cho biết họ hy vọng tổng thanh khoản trong hệ thống ngân hàng sẽ ổn định trước Tết Nguyên đán.

Trong số những quỹ hỗ trợ mới nhất được phát hành, các ngân hàng vừa và nhỏ sẽ nhận được khoảng 120 tỷ nhân dân tệ, nhằm tài trợ cho các doanh nghiệp nhỏ, ở địa phương.

PBOC cho biết yêu cầu dự trữ thấp hơn sẽ giúp ngân hàng giảm 15 tỷ NDT chi phí tài trợ hàng năm, điều này có thể làm giảm áp lực lên tỷ suất lợi nhuận của họ từ các cải cách lãi suất gần đây. Tuần trước, PBOC cũng tiết lộ các khoản vay lãi suất thả nổi hiện tại sẽ được chuyển sang tỷ lệ chuẩn mới bắt đầu từ ngày 1/1 như một phần của nỗ lực rộng lớn hơn để giảm chi phí tài chính.

Các nhà phân tích tại Nomura cho rằng thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 giữa Mỹ và Trung Quốc, dự kiến ​​sẽ được ký kết trong tháng này sẽ chỉ giảm bớt một số áp lực đè nặng lên nền kinh tế Trung Quốc, vốn cũng bị áp lực bởi nhu cầu trong nước và toàn cầu trì trệ, làm chậm đầu tư và làm giảm niềm tin kinh doanh .

Trung Quốc có kế hoạch đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế thấp hơn khoảng 6% vào năm 2020, dựa vào tăng chi tiêu cơ sở hạ tầng nhà nước để tránh sự suy giảm mạnh hơn. Tăng trưởng đã hạ nhiệt từ 6,8% trong năm 2017 xuống còn 6% trong quý 3 năm 2019, chậm nhất kể từ đầu những năm 1990.

Ngoài ra, chính phủ cũng đặt ra các quỹ hỗ trợ để các ngân hàng thương mại dùng cho vay tại địa phương, cung cấp vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Ngoài ra, chính phủ cũng đặt ra các quỹ hỗ trợ để các ngân hàng thương mại dùng cho vay tại địa phương, cung cấp vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Các công ty nhỏ, tư nhân đã bị ảnh hưởng nặng nề khi các cơ quan quản lý kiểm soát các loại tài chính và nợ có rủi ro cao. Mặc cho sự thúc giục từ Bắc Kinh, ngân hàng thương mại chỉ miễn cưỡng cho nhóm công ty như trên vay vì họ được coi là có rủi ro tín dụng lớn hơn so với các công ty nhà nước.

Trong những tháng gần đây, Trung Quốc cũng bắt đầu cắt giảm dần lãi suất cho vay chính sách để giảm chi phí tài chính doanh nghiệp, với nhiều kỳ vọng hơn trong năm.

Tấn Vĩ (Theo Reuters)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI