Trung Quốc: Mỗi ngày có 200 công nhân chết trong lúc làm việc

13/07/2014 - 07:25

PNO - PN - Là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới (tính theo GDP), nhưng Trung Quốc (TQ) lại là một trong những nơi hành xử tệ nhất đối với công nhân.

edf40wrjww2tblPage:Content

Ủy ban Liên bang Thương mại quốc tế của Mỹ (ITUC) vừa công bố bảng khảo sát tiêu chuẩn làm việc ở các nước trên thế giới. Ngoài những quốc gia châu Phi quá khó khăn, thì TQ là nơi công nhân phải chịu nhiều thiệt thòi nhất, dù họ là nguồn lao động chủ lực tạo ra khối lượng sản phẩm khổng lồ cho thị trường.

TQ nổi tiếng với mức lương trả cho công nhân rẻ mạt, luật lao động của nước này không cho phép các tổ chức kinh doanh tự thành lập công đoàn và hạn chế quyền đình công. Người lao động vì thế không có quyền tranh luận, đòi hỏi tăng lương với chủ thuê. Người chủ có quyền tùy ý hạ mức lương hoặc đuổi việc bất cứ ai họ muốn. Khoảng sáu triệu công nhân trên khắp đất nước này mắc các bệnh nghề nghiệp liên quan đến đường hô hấp do bụi, khói. Trung bình, mỗi ngày ở TQ có 200 công nhân chết trong lúc làm việc.

Hàng loạt vụ công nhân tự tử trong năm 2012, do chịu nhiều áp lực công việc, trong khi mức lương quá thấp tại xưởng sản xuất linh kiện lớn nhất thế giới Foxconn là một trong những ví dụ điển hình về điều kiện làm việc tồi tệ ở TQ. Trong một cuộc họp với các nhà quản lý cấp cao ở Foxconn, ông Terry Gou, Chủ tịch Hon Hai (tập đoàn mẹ của Foxconn) đã gọi công nhân của mình là… động vật. Ông nói: “Hon Hai có hơn một triệu lao động làm việc tại các chi nhánh trên toàn thế giới. Con người cũng là động vật. Việc quản lý hơn một triệu con vật khiến tôi cảm thấy đau đầu”. Ông Terry Gou còn khiến dư luận phẫn nộ hơn khi thản nhiên bàn luận về cách thức thuần hóa động vật với ông Chin Shih-chien (Giám đốc vườn thú thành phố Đài Bắc) ngay trong buổi họp đó. Việc mời ông Chin Shih-chien tham gia buổi họp được xem như đợt tập huấn ngắn hạn mà ông Terry Gou muốn các quản lý của công ty tham khảo để áp dụng với nhân viên mình.

Trung Quoc: Mõi ngày có 200 cong nhan  chét trong lúc làm viẹc

Công nhân ở Foxconn thường xuyên đình công đòi tăng lương - Ảnh: Getty Images

Điều kỳ lạ ở TQ là hầu hết các công ty tư nhân đều áp dụng mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Lẽ ra, đây là chuyện vô lý, vì lương tối thiểu của Nhà nước không áp dụng ở những công ty ngoài nhà nước như thế. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, năm 2009, GDP bình quân đầu người TQ tính theo sức mua là gần 6.600 USD, nhưng nếu xét theo mức lương tối thiểu của những thành phố phát triển nhất thì lại không đạt được 30% của con số trên. Điều đó cho thấy, khoảng cách giữa giàu và nghèo quá lớn ở TQ, càng phản ánh rõ những bất công mà tầng lớp lao động phải gánh chịu.

Không chỉ giới lao động chân tay mà dân văn phòng ở TQ cũng chịu nhiều áp lực. Theo thống kê của các cơ quan chức năng, mỗi năm nước này mất 600.000 lao động trí thức vì họ thường xuyên làm việc trong tình trạng căng thẳng, quá tải. Việc thức đêm liên tục, về nhà lúc nửa đêm để có thể hoàn thành công việc là chuyện bình thường đến mức hiển nhiên trong suy nghĩ của “dân” lao động văn phòng. Trường hợp của ông Li Jianhua, Vụ trưởng Vụ Giám sát định chế phi tài chính thuộc Ủy ban Quản lý ngân hàng TQ, là điển hình của kiểu làm việc “bán mạng” này. Ông Li đột ngột qua đời hồi tháng Sáu, ở tuổi 48, trong lúc viết báo cáo thâu đêm. Trong một khảo sát độc lập do ông Yang Heqing, Hiệu trưởng Trường Kinh tế lao động thuộc ĐH Kinh tế và kinh doanh Bắc Kinh, có đến 60% lao động trí thức ở TQ làm thêm ít nhất hai giờ mỗi ngày.

Trên các mạng xã hội, giới trẻ TQ đưa ra những dòng chia sẻ và bình luận về các vụ đột quỵ, lao lực do làm việc quá sức rằng: “Làm việc đến chết để làm gì?”. Câu trả lời nằm ở các nhà hoạch định chính sách của TQ. Đây là hậu quả tất yếu của tham vọng đẩy mạnh phát triển kinh tế bằng mọi giá, quên đi điều quan trọng là chăm sóc nguồn nhân lực, nhân tố quyết định đối với con đường dài của một quốc gia.

THIÊN NHƯ

(Theo ChinaDaily, Wall Street Journal)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI