Trung Quốc: Mang thai hộ trở thành ngành kinh doanh béo bở

05/08/2014 - 06:55

PNO - PNO - Trong một căn phòng nhỏ nhìn xuống bầu trời xám xịt vì khói bụi từ các nhà xưởng ở thành phố Vũ Hán, Huang Jinlai đang thương thảo hợp đồng mang thai hộ với cặp vợ chồng đều đã qua tuổi 30…

edf40wrjww2tblPage:Content

 “Một đứa trẻ với ADN của ông bà, trai hay gái là tùy chọn, một phụ nữ miền quê khỏe mạnh và có sắc diện ưa nhìn sẽ sinh con cho ông bà. Chắc giá là 240.000 USD”, Huang nói với cặp vợ chồng đó như thế.

Huang Jinlai không phải là một lang băm, bởi ông có công ty mang tên “Công ty Hỗ trợ kỹ thuật y học dành cho trẻ em” được chính quyến cấp giấy phép hoạt động nghiêm chỉnh. Với các chi nhánh ở bốn thành phố lớn khác nhau tại Trung Quốc (TQ), công ty này mỗi năm môi giới thành công cho trên 300 trẻ em ra đời theo phương thức mang thai hộ.

Trung Quoc: Mang thai ho tro thanh nganh kinh doanh beo bo

Sau khi TQ nới lỏng chính sách kế hoạch hóa gia đình, nhu cầu có con tăng cao ở nước này - Ảnh: www.china-mike.com

Cũng như nhiều nước trên thế giới, mang thai hộ là bất hợp pháp tại TQ, nhưng nhu cầu có con ngày càng cao ở nước này, nhất là sau khi chính phủ nới lỏng chính sách kế hoạch hóa gia đình, khiến thị trường chợ đen về mang thai hộ bùng nổ đến mức không thể kiểm soát.

 Một chuyên gia trong lĩnh vực kế hoạch hóa gia đình ước tính, mỗi năm có trên 10.000 trẻ em ra đời theo cách này.

Các nhà môi giới tương tự công ty của Huang luôn có sẵn những phụ nữ nghèo muốn có thêm tiền, để công ty “chào hàng” với các cặp vợ chồng muốn có con. Khi đã đạt được thỏa thuận, họ sang một nước khác để tiến hành việc cấy ghép tại một dưỡng đường tư nhân. Phổ biến nhất là Thái Lan vì nước này cho phép việc mang thai hộ.

Theo ước tính, có không dưới 1.000 công ty thực hiện việc môi giới mang thai hộ ở TQ, nhưng trong số đó có không ít công ty mang tính lừa đảo khiến nhiều gia đình muốn có con phải lâm vào tình trạng “tiền mất tật mamg”.

Một phụ nữ chỉ cho biết tên là Zuo nói với phóng viên tờ New York Times: “Tôi đã tạm ứng 30.000 tệ (khoảng 5.000 USD) cho một cô gái, rồi cùng cô ta đế bệnh viện tư ở Bắc Kinh để làm thủ thuật cấy ghép. Vài tháng sau, cô ấy báo tin là đã có thai nhưng rồi không lâu sau cô ta biệt tăm”.

Zuo không có cách nào tìm ra được cô gái này khi bệnh viện và người môi giới đều phủ nhận trách nhiệm. “Tôi chẳng biết họ lừa đảo hay chính cô gái đó muốn sinh đứa bé ra rồi bán cho một gia đình nào khác”, Zuo nói trong vẻ ngán ngẩm.

Trung Quoc: Mang thai ho tro thanh nganh kinh doanh beo bo

Nhiều phụ nữ TQ kết hôn muộn, ảnh hưởng khả năng sinh nở nên càng có nhu cầu tìm người mang thai hộ - Ảnh: epochtimes

Thị trường mang thai hộ xuất phát từ nhiều yếu tố: cuộc sống kinh tế của người TQ bây giờ khá giả hơn, nhiều phụ nữ nước này có học vấn cao và chờ đến sau tuổi 30 mới lập gia đình, điều đó khiến khả năng sinh con của họ khó khăn hơn. Không chỉ thế, tình trạng ô nhiễm mọi mặt (khói bụi, nước và tiếng ồn …) khiến vô sinh trở nên một nguy cơ có thật.

Tâm lý cũng có vai trò không nhỏ trong việc mang thai hộ. Không như các nước phương Tây, nhiều người TQ xem việc không có con nối dõi là tội lớn với tổ tiên. Nhiều phụ nữ quyết có con bằng mọi giá vì nếu không, họ lo chồng của mình sẽ tìm cách có con với một phụ nữ khác.

Công ty của Huang làm ăn có vẻ bài bản hơn, nhưng tất nhiên giá cả phải cao hơn hẳn. Họ đưa cặp vợ chồng muốn có con và người mang thai hộ đến Thái Lan, cung cấp trứng và tinh trùng để các bác sĩ ở đây thực hiên việc cấy ghép. Sau đó, ba người này trở về TQ.

Người mang thai hộ được ở trong căn hộ kín đáo với sự trợ giúp 24/24. Để đảm bảo cô ta không bỏ trốn, mọi phương tiện liên lạc với bên ngoài đều bị cắt đứt. Các bác sĩ sản khoa và chuyên gia tâm lý thường xuyên thăm khám cô ta cho đến khi ca sinh nở hoàn tất.

Nếu mọi việc suôn sẻ, đứa bé được sinh ở một bênh viên tư nhân mà công ty của Huang có hợp đồng từ A tới Z.

Theo đó, đứa bé sẽ được khai sinh với tên cha mẹ là cặp vợ chồng thuê sinh con cùng mọi giấy tờ cần thiết khác.Mọi thứ liên quan đến đứa trẻ đều hợp pháp và dù có kiểm tra ADN thì đứa bé vẫn là con của cặp vợ chồng này.

Đến đó thì hợp đồng hoàn tất và mỗi trường hợp như vậy, người mang thai hộ được nhận khoản tiền tương đương 24.000 USD, còn công ty của Huang, sau khi trừ mọi chi phí, có thể kiếm được một khoản tiền cao gấp bội.

Trung Quoc: Mang thai ho tro thanh nganh kinh doanh beo bo

Các phụ nữ mang thai hộ trong nhũng phút thư giản hiếm hoi tại một quán cafe ở Thượng Hải - Ảnh: AFP

Dù bất hợp pháp nhưng việc mang thai hộ đã trở nên phổ biến ở TQ. Thậm chí, khi không tìm được người mang thai hộ, các công ty còn tìm người làm việc này ở các nước lân cận.

Khi thực hiện bài viết của mình, phóng viên của tờ New York Times đã gặp một phụ nữ người Việt giấu tên họ thật mà chỉ muốn được gọi là Nguyễn. Người phụ nữ này để lại mẹ và hai con gái ở nhà để sang TQ thực hiện một ca đẻ thuê. “Tôi muốn mọi việc qua thật nhanh để có thể sớm về nhà gặp lại hai con mình”, Nguyễn nói.

Nếu mọi việc diễn ra trót lọt, cô được nhận khoản tiền trị giá 19.000 USD, ít hơn công ty của Huang, và phải đối mặt nhiều bất trắc.
Nếu bị phát hiện là mang thai hộ, nhiều khả năng Nguyễn phải ngồi tù. Nếu ca sinh nở không thành công vì lý do nào đó, Nguyễn sẽ không nhận được thù lao.

Sau khi tiếp xúc với một số người đang mang thai hộ, phóng viên của tờ New York Times nhận thấy các phụ nữ này đều có tâm lý luôn căng thẳng. Đó là hệ quả của việc được tiêm hormone thường xuyên trong quá trình cấy ghép cũng như khi đang mang thai.

Thêm vào đó là nỗi lo bị cảnh sát phát hiên và bị giam giữ. Nhiều phụ nữ đã bị bạn hoặc chồng của mình từ bỏ khi biết cô mang thai hộ.

Thị trường chợ đen trong việc mang thai hộ cho thấy nhu cầu rất lớn về việc này”, Wang Bin, giáo sư khoa luật Đại học Nan Kai, thừa nhận. Ông nói tiếp: “Nơi nào có nhu cầu thì nơi đó có thị trường, và càng cấm đoán thì giá cả càng tăng cao cũng như càng khó kiểm soát về mặt an toàn”.
Ngoài Thái Lan, nhiều nước châu Á cũng tính đến việc hợp pháp hóa việc mang thai hộ nhưng kèm theo đó là những hạn chế bắt buộc. 

Tất nhiên, cái mới nào cũng gây tranh cã. Nhưng nếu nhìn vẻ buồn rầu của những cặp vợ chồng đã vào tuổi tứ tuần mà chưa có con thì dễ hiểu tại sao họ sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền lớn để có con, dù đứa bé đó nằm trong lòng của người đàn bá khác suốt 9 tháng 10 ngày.

THIỆN NGA (Theo New York Times)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI