Trung Quốc đang dẫn đầu cuộc đua vào vũ trụ ?

08/06/2019 - 10:00

PNO - Bên cạnh Mỹ và Trung Quốc, nhiều quốc gia và công ty tư nhân khác cũng đang chạy đua lên Mặt Trăng để lấy tài nguyên. Nhưng dường như, tham vọng của "đại ca" châu Á vẫn to lớn nhất.

Ấn Độ đặt mục tiêu phóng tàu không gian Chandrayaan 2 vào tháng 7/2019, dự kiến ​​đổ bộ lên cực Nam Mặt Trăng vào khoảng đầu tháng 9/2019.

Theo Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO), sứ mệnh sẽ thu thập thông tin khoa học về địa hình Mặt Trăng, khoáng vật học, sự phong phú nguyên tố, bầu khí quyển, cũng như sự hiện hiện của hydrogel và nước dưới dạng băng.

Tháng 11/2018, ROSMOCOS, cơ quan vũ trụ Nga, cũng đưa ra tuyên bố về kế hoạch thành lập một cơ sở khai thác trên Mặt Trăng vào năm 2040. Alexander Sergeyev, chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học Nga, nhấn mạnh tầm quan trọng quan trọng của Mặt Trăng, đặc biệt là hai vùng cực trên “quan điểm tài nguyên”.

Ông Alexander phát biểu: “Các vấn đề về thăm dò Mặt Trăng hiện đang nằm trong chương trình nghị sự của Hội đồng Vũ trụ Nga. Có nhiều ý kiến ​​khác nhau, bao gồm dự án thành lập tổ hợp xã hội và cộng đồng khoa học. Mặt Trăng có thể là đối tượng rất quan trọng”.

Có thể thấy cả Nga và Trung Quốc đều nhìn sự phát triển của con người trên Mặt Trăng từ góc độ lợi ích quốc gia.

Trung Quoc dang dan dau cuoc dua vao vu tru ?
Mỹ, Nga và Trung Quốc là ba nước hiện đang dẫn đầu trong cuộc đua vũ trụ, nhưng ngày càng có nhiều quốc gia khác góp mặt vào cuộc đua khoa học kỹ thuật này.

Nhật Bản và Hàn Quốc đều đã công bố các chương trình đổ bộ lên hai cực Mặt Trăng. Nhiệm vụ Smart Lander for Investigating Moon (SLIM) của Nhật Bản đặt mục tiêu hạ cánh gần một trong hai cực vào năm 2020.

Cơ quan thám hiểm hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) đang lên kế hoạch cho cuộc tìm kiếm tài nguyên vào năm 2020; còn Viện nghiên cứu hàng không vũ trụ Hàn Quốc (KARI) đang phát triển chương trình vệ tinh quanh quỹ đạo Mặt Trăng.

Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) đặt mục tiêu thành lập Làng Mặt Trăng, mở cửa cho việc khai thác tài nguyên cũng như các hoạt động khoa học, công nghệ và du lịch của khối.

Trong khi đó, tỷ phú người Nhật, Yusaku Maezawa đã mua tất cả các ghế trên tàu vũ trụ Space X, sử dụng Tên lửa Big Falcon (BFR), cho dự án Dear Moon của ông hướng tới Mặt Trăng vào năm 2023.  Elon Musk, người sáng lập Space X chia sẻ tầm nhìn về xã hội ngoài vũ trụ: xây dựng Cơ sở Alpha trên sao Hỏa vào năm 2028 và đến năm 2030 là một thành phố có thể hỗ trợ tới 1 triệu người.

Đầu năm nay, tàu đổ bộ phi lợi nhuận Beresheet từ tổ chức tư nhân SpaceIL của Israel thất bại chỉ vài phút trước khi hạ cánh lên bề mặt Mặt Trăng. Từ đó, cơ quan Vũ trụ Israel (ISA) quyết định tham gia vào dự án Beresheet 2, với số tiền trị giá 5,6 triệu USD.

Trung Quoc dang dan dau cuoc dua vao vu tru ?
Con người đang chạy đua để "xí phần" trên Mặt Trăng.

Tuy nhiên, có một sự khác biệt rõ ràng giữa tham vọng của Trung Quốc và những quốc gia khác. Trong khi các quốc gia như Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc đang nhắm đến mục đích khám phá và phát triển khoa học vũ trụ, thì Trung Quốc là quốc gia duy nhất đưa ra một tầm nhìn dài hạn về việc giải quyết vấn đề tài nguyên và sinh sống trong không gian.

Các mục tiêu không gian 30 năm (2019-2049) do Chủ tịch Tập Cận Bình đề ra luôn đi kèm với chiến lược hội nhập quân sự của Trung Quốc, đưa Bắc Kinh đi đầu trong việc phát triển năng lượng tái tạo, công nghiệp hóa và sử dụng tài nguyên từ không gian.

Với sứ mệnh Hằng Nga 4 hạ cánh thành công ở phía xa của Mặt Trăng, và một nhiệm vụ khác sẽ thực hiện trong năm nay, Trung Quốc hiện là quốc gia duy nhất có khả năng đi đến phần khuất của Mặt Trăng.

Chỉ có thời gian mới biết được liệu những quốc gia khác có thể thực hiện điều này hay không, và thiết lập sự hiện diện của con người trên Mặt Trăng dường như mới là đích đến cuối cùng mà mỗi quốc gia hướng đến, chứ không chỉ để khám phá, nghiên cứu.

Linh La (Theo The Diplomat)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI