Trung Quốc đã có phản ứng với 'bức tường cô lập' đã được xây xong

13/06/2016 - 14:33

PNO - Chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng cuộc tập trận đang "làm tình hình an ninh hàng hải và hàng không trên biển Hoa Đông trở nên trầm trọng hơn".


Bộ Tư lệnh Hải Quân thuộc Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày hôm nay (7/6) cho biết, cuộc tập trận hải quân mang tên Malabar giữa Nhật Bản-Mỹ và Ấn Độ sẽ diễn ra từ hôm 10/6 ở thành phố Sasebo, phía tây nam Nhật Bản. Giai đoạn 2 dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 14/6 tới ở ngoài khơi đảo Okinawa.

Trả lời phỏng vấn trên CCTV, cho rằng của cuộc tập trận nhằm vào quân đảo tranh chấp Shenkaku/Điếu Ngư, "làm tình hình an ninh hàng hải và hàng không trên biển Hoa Đông trở nên trầm trọng hơn".

Trung Quoc da co phan ung voi 'buc tuong co lap' da duoc xay xong
Chuyên gia quân sự Trung Quốc Du Wenlong đã lên tiếng chỉ trích cuộc tập trận của 3 nước Ấn, Mỹ, Nhật

Theo ông Du, "Việc Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản đưa các trang thiết bị hiện đại đến khu vực là nhằm mục đích tạo thêm căng thẳng trong vùng biển tranh chấp". Cuộc diễn tập quân sự 3 bên cũng có thể tạo ra "mối đe dọa với các hoạt động quân sự ngoài khơi của Trung Quốc, ông Du nói.

Trước đây, Trung Quốc từng nhiều lần lên tiếng chỉ trích sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực và cho rằng những cuộc tập trận quân sự như Malabar nằm trong kế hoạch cô lập Bắc Kinh.

Được biết cuộc tập trận với mục đích tăng cường hợp tác quân đội giữa 3 nước nhằm kiềm chế những hành động mở rộng ra khu vực Tây Thái Bình Dương, Biển Hoa Đông và quân sự hóa tại khu vực Biển Đông của Trung Quốc.

Cuộc tập trận với sự hiện diện của hơn 100 thiết bị quân sự bao gồm siêu tàu sân bay lớp Nimitz, USS John C Stennis, hơn 20 tàu chiến lớn, khoảng 50 trực thăng chống tàu ngầm, máy bay giám sát hàng hải tầm xa, hơn 100 máy bay bao gồm các chiến đấu cơ Super Hornet.

Trung Quoc da co phan ung voi 'buc tuong co lap' da duoc xay xong
Vũ khí khủng trong cuộc tập trận

Ấn Độ ra mắt tàu khu trục tàng hình do nội địa sản xuất là INS Sahyadri và INS Satpura, tàu hộ tống tên lửa INS Kirch…

 Nhật Bản đưa JS Hyuga, tàu chiến lớn nhất của Lực lượng phòng vệ biển tới tập trận, ngoài ra còn sử dụng thêm sử dụng máy bay trinh sát cỡ lớn và có khả năng vận tải Hyuga, tàu chống hải tặc và tàu sân bay cứu nạn US2-loại tàu sân bay cứu nạn.

Về phía Mỹ sẽ đưa quân đoàn 7 đến góp mặt vào cuộc tập trận khủng này.

Cuộc tập trận này diễn ra lần đầu tiên vào năm 1992 và là hoạt động quân sự thường niên giữa Mỹ-Ấn Độ. Trước đó, Nhật Bản đã một lần duy nhất tham gia cuộc tập trận này vào năm 2007, nhưng vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía Trung Quốc. Kể từ đó, tập trận Malabar chỉ là diễn tập hải quân song phương giữa Ấn Độ và Mỹ.

Nhưng kể từ năm 2015, ba nước đã tái khởi động cuộc tập trận này sau khi giới chức Bộ quốc phòng Mỹ quan ngại về những hành động của Trung Quốc tại Biển Đông.

Khánh Ly

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI