Trừng phạt và khen thưởng trẻ

12/11/2015 - 07:49

PNO - Thưởng và phạt chính là cơ sở giáo dục cơ bản. Sử dụng tốt hai hình thức này, chúng ta sẽ đạt được mục tiêu giáo dục nhất định.

“Tôi biết rằng không nên  đánh con, đó không phải là cách hay nhất,nên tôi chưa từng đụng đến cọng tóc của con trai.Nó rất sợ bóng tối, vì vậy để phạt con, tôi đã nhốt nó trong phòng, tắt đèn tối thui và để cho nó thời gian suy nghĩ. Ôi trời, sau đó thằng bé ngoan ngoãn hẳn!” - một người mẹ kể cho bác sĩ tâm lý nghe về cậu con trai sáu tuổi đang có triệu chứng rối loạn thần kinh.

“Tôi có nguyên tắc không bao giờ khen ngợi con cho đến khi mọi việc của nó đạt đến sự hoàn hảo. Thế nhưng nó chẳng bao giờ đạt được. Tôi chỉ cố gắng dạy cho con ý thức trách nhiệm nhưng nó chẳng bao giờ hiểu” - lời một ông bố tức giận về cách cư xử của cậu con trai mười một tuổi - “Nó lười biếng khủng khiếp, lại còn luôn giấu diếm điểm số. Chẳng có hình phạt nào thay đổi được nó”.

Trung phat va khen thuong tre
Ảnh minh họa - Shutterstock

Trừng phạt không phải để "dìm" trẻ

Hai ví dụ trên là những câu chuyện quen thuộc về việc trừng phạt con cái mà hẳn nhiều phụ huynh nhìn thấy chính mình trong đó. Vậy trừng phạt con thế nào cho có tác dụng?

Người cha kể trên nói rằng sự trừng phạt chẳng giúp gì cho đứa trẻ, chẳng thay đổi được nó, vì vậy ông xin ý kiến mọi người có cách tác động nào khác hay không? Ông tuyên bố rằng ông không bao giờ cổ vũ hay khen ngợi con. Ông cho rằng cậu bé có nghĩa vụ phải biết tất cả và đừng chờ đợi sự giúp đỡ hay lời khuyên của cha. Ông kiểm tra việc hoàn thành bài tập ở nhà của con và những nhiệm vụ mà ông giao cho nó. Thật là tai họa cho thằng bé nếu ông tìm ra sai sót.

Cậu bé cố gắng trốn tránh sự kiểm soát đó, bằng mọi cách có thể. Càng trốn tránh vì sợ hãi thì điểm số càng xuống thấp. Và càng thấp thì những yêu cầu của cha cậu bé càng trở nên nghiêm khắc hơn. Không thể phủ nhận mục đích của người cha là tốt, ông yêu thương con và chỉ mong dạy dỗ cậu bé tốt hơn. Nhưng vì sao ông không đạt được mục đích của mình?

Các nhà giáo dục cho rằng sự trừng phạt có ba ý nghĩa. Thứ nhất, nó phải nhằm mục đích khắc phục những thiệt hại từ hành vi xấu của con trẻ. Đứa trẻ có nghĩa vụ phải dọn dẹp những gì chúng xả ra, sửa chữa những gì chúng làm gãy, hỏng, đền bù phần nào những thiệt hại mà chúng gây ra.

Thứ hai, sự trừng phạt phải khiến lỗi lầm không bao giờ xảy ra nữa. Nó là sự đe dọa, cảnh báo cho trẻ về những gì chúng phải chịu trách nhiệm.

Thứ ba, cũng là ý nghĩa chính của việc trừng phạt, là giúp trẻ cởi bỏ mặc cảm có lỗi. Mặc cảm đó luôn là rào cản, ngăn cách, khiến trẻ thiếu tự tin trong mối quan hệ với người kết tội. Sự trừng phạt có thể giúp trẻ cảm thấy mình được “rửa tội” và quan trọng nhất là thấy sự công bằng của trừng phạt để thừa nhận, chấp nhận lỗi lầm của mình.

Ở người mẹ, bà đã mang đến cho con sự sợ hãi đến mức sinh bệnh, nên dù đứa bé không phạm lỗi nữa thì bà cũng đã thất bại khi xét cả ba ý nghĩa trên.

Nếu chúng ta trừng phạt trẻ một cách vội vàng, trong cơn cáu giận, không kiềm chế thì việc trừng phạt không chỉ không đạt được mục đích mà còn phản tác dụng. Tệ hơn nữa, sự trừng phạt đó sẽ kích thích trong con trẻ sự phản kháng.

Giáo viên hay cha mẹ khi ấy với chúng như là những người luôn tìm mọi lỗi lầm của chúng để trừng phạt. Đứa trẻ có thể đau khổ, khóc lóc, xin cha mẹ tha thứ nhưng sẽ không nhận thức được lẽ phải, sự công bằng, không cảm nhận được sai lầm của mình, không có được bài học cho tương lai.

Mục đích của hình phạt, không phải là dìm những đứa trẻ có lỗi mà là cứu và nâng chúng lên. Để có được điều đó, giải pháp là sự tha thứ. Sự tha thứ giải phóng con người khỏi gánh nặng lầm lỗi, làm nảy sinh tình cảm với người tha thứ. Khi đó đứa trẻ sẽ yêu thương người đang trừng phạt mình và muốn có những hành động mới để sửa chữa, làm hòa.

Không tha thứ cho con trẻ là hành động vô cảm, vô nhân tính và phản giáo dục. Nó chỉ càng đào sâu ngăn cách giữa con trẻ và người dạy dỗ. Nhưng luôn sẵn sàng tha thứ sẽ khiến bạn mất uy tín và khả năng ảnh hưởng đến con trẻ. Sự nhạy cảm, hiểu biết những phẩm chất riêng của đứa trẻ sẽ cho bạn chỉ dẫn tốt nhất nên làm gì.

Khen thưởng để thúc đẩy trẻ làm đều tốt

Khi trừng phạt trẻ, phụ huynh sợ nhất điều gì? Nhiều ông bố bà mẹ nói rằng sợ nhất là trẻ sẽ ghét, không tin vào họ. Điều quan trọng là làm thế nào để giữ được tình cảm gần gũi giữa cha mẹ và con cái khi bạn trừng phạt chúng.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI