Trùng điệp những nỗi lo thời cuộc

14/02/2020 - 07:50

PNO - Lẩn khuất trong các tranh vẽ, các bức tượng là nỗi lo về số phận con người, thời đại trước những thay đổi khó lường của thời cuộc.

Giao điểm thảm họa là triển lãm cá nhân của nghệ sĩ François Andes, giám tuyển bởi nghệ sĩ Luiz Gustavo Carvalho. Triển lãm được ấp ủ từ năm 2016 và phát triển trong suốt 2 lần lưu trú của các nghệ sĩ ở Việt Nam vào năm 2018 và 2019 theo chương trình Villa Saigon của Viện Pháp tại Việt Nam. 

Giao điểm thảm hoạ gồm một tổ hợp các tác phẩm: tranh vẽ, hoạt hình, tượng, trang phục, mặt nạ và các bản nhạc sáng tác bởi nhạc sĩ Samir Odeh-Tamimi (Palestine/Israel) và Sérgio Rodrigo (Braxin).

Những con người mang mặt nạ nhưng mặt nạ ấy có khi là bản chất của họ.
Những con người mang mặt nạ nhưng mặt nạ ấy có khi chính là bản chất của họ.

Triển lãm có 4 không gian khác nhau, trưng bày theo các nhóm tác phẩm. Không gian thứ nhất bao gồm các trang phục và mặt nạ đầu thú được mặc lên ma nơ canh. Trong văn hoá Hi Lạp, người ta cho rằng cá thể, mặt nạ và khuôn mặt là một thể thống nhất nên đôi khi mặt nạ cũng biểu lộ cho những xúc cảm bên trong, không chỉ là vật trang trí ảo. Ở không gian này còn trưng bày tác phẩm Sông Hồng, Việt Nam (2018), Sông Egungun, Brazil (2018).

Rùa Việt Nam trong tác phẩm của nghệ sĩ François Andes.
Rùa Việt Nam trong tác phẩm của nghệ sĩ François Andes.

Không gian thứ 2 trưng bày các tác phẩm tượng và tranh vẽ gần gũi hơn với văn hoá Việt Nam. Nổi bật là 5 bức tượng về con rùa trong một sắc thái duy nhất - "chiến mã" cho người lính. Các tác phẩm có cùng tên gọi Rùa và người lính được giới thiệu là sáng tạo của nghệ sĩ François Andes sau thời gian nghiên cứu văn hoá Việt.

Ông ấn tượng với 4 vị thần - tứ linh của Việt Nam gồm long, ly, quy, phụng. Đặc biệt là quy - rùa. Không gian này còn trưng bày tác phẩm vẽ Rồng Mekong, Việt Nam (2018) và một số tranh về con gà mái, xe tăng rùa, người phụ nữ ở Côn Đảo...

Chủ nhân tác phẩm cho biết người lính không ra trận với con rùa nhưng trong văn hoá Việt, rùa là con vật được thờ nên ông muốn tạo ra những sự kết hợp mới.
Chủ nhân tác phẩm cho biết người lính không ra trận với con rùa nhưng trong văn hoá Việt, rùa là con vật được thờ nên ông muốn tạo ra những sự kết hợp mới.

Không gian thứ 3 trưng bày 3 bức tranh Cuộc đua gà, Cái chết trong khu vườn này Cuộc xâm lăng mới. Cả 3 bức tranh được vẽ nối tiếp trên khổ giấy dài 6,4m như một câu chuyện có mở đầu, kết thúc buộc người xem đi dọc chiều dài để cảm nhận được trọn vẹn tác phẩm. 

Không gian thứ 4 là nơi thể hiện rõ nhất cho ý nghĩa của tên triển lãm - Giao điểm thảm hoạ. Đó là các bức tranh được vẽ bằng chì trên giấy trắng, không thêm màu sắc với trùng điệp các sự vật chồng lên nhau khó tách biệt. Một sự nhập nhằng giữa sự sống, cá thể sống và cái chết, vật vô tri. Thoạt nhìn, là hỗn mang các nét vẽ chồng lên nhau nhưng quan sát kỹ, đó là các hình ảnh quen thuộc về cây cối, người lính, xe pháo, con người đang lao động, muôn thú...

Triển lãm trưng bày tác phẩm ở các không gian khác nhau.
Triển lãm trưng bày tác phẩm ở các không gian khác nhau.

Một sự kết nối có thể thấy trong các tác phẩm của Andes và Carvalho là hệ sinh thái thuỷ sinh và rừng rậm của nhiều nền văn hoá cùng được thể hiện. Vùng đất riêng của Artemis trong thần thoại Hy Lạp, Oxum trong văn hóa Yoruba và các mẫu thần ở Việt Nam qua góc nhìn riêng của 2 nghệ sĩ xuất hiện những điểm lạ, được giải thích rằng khi thiên nhiên bị con người tàn phá dẫn đến ô nhiễm, cạn kiệt tài nguyên... sẽ tạo cơ hội cho các nhân vật thần thoại, sự sống mới ra đời.

Triển lãm diễn ra từ 14/02 – 28/03/2020 tại Galerie Quỳnh – 118 Nguyễn Văn Thủ, Q.1, TPHCM.

Một số tác phẩm tại triển lãm:

Một trong những bức
Một trong những tác phẩm trùng điệp các hình ảnh chồng lên nhau thử thách người xem.
Bức tranh có tên
Bức tranh có tên Người phụ nữ Côn Đảo (2019).

 

Hai tác phẩm có tên
Hai tác phẩm  Xe tăng rùa (trái) và Thực dân Pháp (phải).

 

Nhóm tranh
Nhóm tranh được trưng bày ở không gian triển lãm thứ 2.

 

Bức tranh dài 6m của nghệ sĩ François Andes có tên.
Bức tranh dài 6,4m của nghệ sĩ François Andes có tên Cuộc đua gà.

 

Một phần trong bức tranh dài 6m
Một phần trong bức tranh Cuộc đua gà.

 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI