Trưng bày Mũ quan đại thần, áo Nhật bình tại Bảo tàng cổ vật cung đình Huế

17/04/2022 - 11:41

PNO - Sáng 17/4, Bảo tàng cổ vật cung đình Huế chính thức tổ chức tiếp nhận, trưng bày Mũ quan đại thần và áo Nhật bình do Tập đoàn Sunshine trao tặng.

 

Các hiện vật Mũ quan đại thần và Áo Nhật bình cung tần triều Nguyễn đã được hội đồng thẩm định với sự tham gia của các nhà khoa học, nghệ nhân, nhà sưu tập cổ vật nhận định và đánh giá: đây đều là những cổ vật có niên đại cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 gắn liền với đời sống cung đình triều Nguyễn, rất có giá trị về văn hóa, lịch sử.
Các hiện vật Mũ quan đại thần và áo Nhật bình cung tần triều Nguyễn đã được hội đồng thẩm định với sự tham gia của các nhà khoa học, nghệ nhân, nhà sưu tập cổ vật nhận định và đánh giá là những cổ vật có niên đại cuối thế kỷ IXX đầu thế kỷ XX gắn liền với đời sống cung đình triều Nguyễn, rất có giá trị về văn hóa, lịch sử.
Sự trở về của Chiếc Mũ quan đại thần và Áo Nhật bình cung tần triều Nguyễn đã bổ sung vào nguồn cổ vật của một bảo tàng vốn có bề dày lịch sử gần 100 năm gắn bó mật thiết với quần thể kiến trúc cung đình Huế.
Sự trở về của chiếc Mũ quan đại thần và áo Nhật bình cung tần triều Nguyễn đã bổ sung thêm vào nguồn cổ vật vào Bảo tàng cổ vật cung đình Huế. Nhà nghiên cứu Vũ Kim Lộc - người phục chế thành công nhiều mũ của vua quan triều Nguyễn - cũng khẳng định đây là một chiếc mũ quan rất nguyên vẹn, hoàn chỉnh.
Theo ông Lộc, chiếc mũ này thuộc hàm quan trên nhất phẩm (hàng tứ trụ triều đình), là một cổ vật rất độc đáo và có niên đại vào khoảng đầu thế kỷ XX. Sau khi được trực tiếp ngắm, 'sờ', ông Lộc nhận xét toàn bộ phần trang sức đính trên mũ là vàng thật, khoảng tám tuổi rưỡi.
Theo ông Lộc, chiếc mũ này thuộc hàm quan trên nhất phẩm (hàng tứ trụ triều đình), là một cổ vật rất độc đáo và có niên đại vào khoảng đầu thế kỷ XX. Sau khi được trực tiếp ngắm, "sờ", ông Lộc nhận xét toàn bộ phần trang sức đính trên mũ là vàng thật, khoảng tám tuổi rưỡi.
Hoa văn chạm trên các trang trí của mũ này rất lạ, không giống như của các mũ quan nhất phẩm thông thường. Các kim ba có vẻ như không do các nghệ nhân cổ chạm, với vòng hoa viền rất mới, không giống hoa sen thông thường.
Hoa văn chạm trên mũ này rất lạ, không giống như trên các mũ quan nhất phẩm thông thường. Các kim ba có vẻ như không do các nghệ nhân cổ chạm, với vòng hoa viền rất mới, không giống hoa sen thông thường.
Hai bên đai mũ có hình rồng vàng được chế tác vô cùng tinh xảo
Hai bên đai mũ có hình rồng vàng được chế tác vô cùng tinh xảo
Theo ông Lộc, hiện vật mũ quan triều Nguyễn trong nước giờ chỉ còn khoảng 5 đến 7 chiếc, riêng mũ dành cho quan hàng Nhất phẩm trở lên là rất hiếm, vì vậy giá trị cao là có thể hiểu được
Theo ông Lộc, hiện vật mũ quan triều Nguyễn trong nước giờ chỉ còn khoảng 5 đến 7 chiếc, riêng mũ dành cho quan hàng nhất phẩm trở lên là rất hiếm, vì vậy giá trị cao là có thể hiểu được.
trong điều kiện nguồn lực ngân sách còn hạn chế cùng với nhiều cơ chế ràng buộc đối với công tác sưu tầm, đấu giá cổ vật, thì việc tham gia đấu giá và hiến tặng cổ vật cho Bảo tàng của các đơn vị, cá nhân là một nghĩa cử cao đẹp, nhân văn, hướng đến lợi ích cộng đồng.
Trong điều kiện nguồn lực ngân sách còn hạn chế cùng với nhiều cơ chế ràng buộc đối với công tác sưu tầm, đấu giá cổ vật, thì việc tham gia đấu giá và hiến tặng cổ vật cho Bảo tàng cổ vật cung đình Huế của các đơn vị, cá nhân là một việc làm cao đẹp, nhân văn, hướng đến lợi ích cộng đồng.
Sự trở về của Áo Nhật bình cung tần triều Nguyễn đã bổ sung vào nguồn cổ vật của một bảo tàng vốn có bề dày lịch sử gần 100 năm gắn bó mật thiết với quần thể kiến trúc cung đình Huế.
Áo Nhật bình cung tần triều Nguyễn đã được bổ sung vào nguồn cổ vật của bảo tàng.
Sự tinh sảo trên từng đường kim mũi chỉ, cũng như họa tiết trình bày đã đem lại giá trị độc đáo cho chiếc áo dài này
Chiếc áo dài độc đáo với sự tinh xảo trên từng đường kim mũi chỉ, cũng như họa tiết trình bày.
Trải qua bao thăng trầm, nguồn cổ vật trong các đền vàng, điện ngọc của Huế hiện không còn đầy đủ như thuở trước, với nhiều lý do khác nhau nhiều cổ vật triều Nguyễn đã bị thất tán ra nước ngoài.
Trải qua bao thăng trầm, nguồn cổ vật trong các đền vàng, điện ngọc của Huế hiện không còn đầy đủ như thuở trước, với nhiều lý do khác nhau nhiều cổ vật triều Nguyễn đã bị thất tán ra nước ngoài.
Trải qua bao thăng trầm, nguồn cổ vật trong các đền vàng, điện ngọc của Huế hiện không còn đầy đủ, với nhiều lý do khác nhau, nhiều cổ vật triều Nguyễn đã bị thất tán ra nước ngoài.
Việc Mũ quan đại thần và áo Nhật Bình cung tần để hồi hương về lại cố đô Huế càng làm phong phú thêm kho hiện vật của bảo tàng cũng như đa dạng hóa trưng bày đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu và tìm hiểu ngày càng cao du khách và nhân dân.
Mũ quan đại thần và áo Nhật bình cung tần hồi hương, về lại Cố đô Huế càng làm phong phú thêm kho hiện vật của bảo tàng, đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu và tìm hiểu ngày càng cao du khách và người dân.
Đưa hiện vật vào bảo tàng là “tri ân quá khứ”, tìm cho cổ vật nơi nó cần thuộc về, nhằm góp phần gìn giữ, phát huy và quảng bá giá trị kho tàng di sản văn hóa dân tộc đến với công chúng.
Việc đưa hiện vật vào bảo tàng là “tri ân quá khứ”, tìm cho cổ vật nơi nó cần thuộc về, nhằm góp phần gìn giữ, phát huy và quảng bá giá trị kho tàng di sản văn hóa dân tộc đến với công chúng.
Triển lãm sẽ mở cửa miễn phí hàng ngày từ 7:00-17:00, diễn ra từ 17/4/2022 đến 17/5/ 2022 tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (số 3 Lê Trực, phường Đông Ba, Tp. Huế).
Dịp này Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế sẽ mở cửa miễn phí hàng ngày từ 17/4 đến 17/5 để công chúng có thể đến thưởng lãm các hiện vật quý hiếm này.

 Thuận Hóa 

 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI