Trưng bày hơn 100 hiện vật hình tượng rồng Việt Nam

25/12/2023 - 17:18

PNO - Trong hơn 100 hiện vật hình tượng rồng được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử TPHCM, nhiều vật phẩm có niên đại hàng trăm năm và lần đầu được ra mắt công chúng.

Bảo tàng Lịch sử TPHCM vừa khai mạc trưng bày chuyên đề Long vân khánh hội - Hình tượng rồng trong văn hoá Việt Nam.
Bảo tàng Lịch sử TPHCM vừa khai mạc trưng bày chuyên đề Long vân khánh hội - Hình tượng rồng trong văn hóa Việt Nam. Triển lãm giới thiệu hơn 100 hiện vật của bảo tàng và một số nhà sưu tập tư nhân 2 miền Nam - Bắc, nhằm chào đón xuân Giáp Thìn 2024.
Trong tâm thức của người Việt và văn hoá phương Đông nói chung, rồng là biểu tượng của vương quyền, sự phồn vinh, may mắn. Hình tượng rồng hiện diện trong mọi mặt đời sống từ kiến trúc, trang phục, đồ mỹ thuật ứng dụng cho đến các lễ hội.
Trong tâm thức của người Việt và văn hóa phương Đông nói chung, rồng là biểu tượng của vương quyền, sự phồn vinh, may mắn. Hình tượng rồng hiện diện trong mọi mặt đời sống từ kiến trúc, trang phục, đồ mỹ thuật ứng dụng cho đến các lễ hội.
Ông Hàong Anh Tuấn, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử TPHCM cho biết rồng là biểu tượng có ý nghĩa đặc biệt trong văn hoá tín ngưỡng, tâm linh của dân tộc. Rồng đứng đầu trong tứ linh long - ly - quy - phượng.
Ông Hoàng Anh Tuấn, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử TPHCM cho biết rồng là biểu tượng có ý nghĩa đặc biệt trong văn hóa tín ngưỡng, tâm linh của dân tộc. Rồng đứng đầu trong "tứ linh" long - lân - quy - phụng, đại diện cho nguồn cội, ý thức giống nòi, tinh thần đoàn kết dân tộc. Ông hi vọng cuộc trưng bày sẽ được công chúng đón nhận.
Các hiện vật được trưng bày theo 4 chủ đề gồm hình tượng rồng trong cung đình, trong kiến trúc, trong tín ngưỡng - tôn giáo và trong đời sống sinh hoạt.
Các hiện vật được trưng bày theo 4 chủ đề gồm hình tượng rồng trong cung đình, trong kiến trúc, trong tín ngưỡng - tôn giáo và trong đời sống sinh hoạt.
Trên các hiện vật như chén, đĩa, bình, khay... hình tượng rồng được vẽ tay/khiêu khắc với hình dáng vô cùng phong phú.
Trên các hiện vật như chén, đĩa, bình, khay... hình tượng rồng được vẽ tay/điêu khắc với hình dáng vô cùng phong phú.
Lư hương được đúng bằng đồng, dùng trong
Lư hương bằng đồng, sử dụng ở những nơi thờ tự của người Việt. 
Hộp đựng sắc phong được làm bằng chất liệu gỗ, sơn son thếp vàng, niên đại cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20.
Hộp đựng sắc phong được làm bằng chất liệu gỗ, sơn son thếp vàng. Vật phẩm không có niên đại cụ thể, chỉ được chú thích thuộc giai đoạn cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20.
Hoạ tiết rồng
Họa tiết rồng được chạm khắc tinh xảo trên chiếc bình gốm màu xanh, dùng trong cung đình.
Hũ gốm men vàng
Hũ gốm men vàng là một trong những vật phẩm lâu đời nhất được trưng bày tại triển lãm. Vật phẩm tồn tại từ thế kỷ 15.
Các vật phẩm được trưng bày sát nhau nhưng đều được chú thích ro
Các vật phẩm được trưng bày khá gần nhau để người xem tiện theo dõi. Ở mỗi đồ vật đều có chú thích. Nhiều mẫu có mã QR code để người xem truy cập, tìm hiểu thêm thông tin.
Hình tượng rồng trong kiến trúc được thể hiện qua các hiện vật bằng đất nung như gạch xây, phù điêu trang trí trên mái cung điện
Hình tượng rồng trong kiến trúc được thể hiện qua các hiện vật làm từ đất nung như gạch xây, phù điêu trang trí trên mái cung điện thời Lý, Trần, Lê...
Nhóm hiện vật thuộc nội dung hình tượng rồng trong cung đình được chú ý. Ở nhóm này có các vật phẩm như gốm ngự dụng thời Lê Trịnh và thời Nguyễn; các bộ long bào triều Nguyễn thêu hình rồng 5 móng; cách phong và
Nhóm hiện vật thuộc nội dung hình tượng rồng trong cung đình được chú ý. Ở nhóm này có các vật phẩm như gốm ngự dụng thời Lê Trịnh và thời Nguyễn; các bộ long bào triều Nguyễn thêu hình rồng 5 móng; sắc phong và ấn chương gắn với các nhân vật lịch sử của triều Nguyễn.
Đặc biệt tại triển lãm, sắc phong thần bằng giấy và ngọc dụ bằng vải thêu thời vua Thiệu Trị là những hiện vật lần đầu được ra mắt công chúng.
Đặc biệt tại triển lãm, sắc phong thần bằng giấy và ngọc dụ bằng vải thêu thời vua Thiệu Trị là những hiện vật lần đầu được ra mắt công chúng. Trong ảnh là một phần sắc phong thần bằng giấy với con dấu thời vua Thiệu Trị.
Cận cảnh
Cận cảnh họa tiết rồng trên ghế gỗ được phủ sơn. Trong triển lãm, nhiều hình tượng rồng được tả thực, dễ nhìn rõ chi tiết, nhưng trên nhiều vật phẩm, hình tượng rồng được cách điệu, nét bay bổng, uyển chuyển. 
Trưng bày chuyên đề Long vân khánh hội - Hình tượng rồng trong văn hoá Việt Nam diễn ra từ 25/12/2023 đến hết ngày 31/3/2024 tại Bảo tàng Lịch sử TPHCM (số 2 Nguyễn
Trưng bày chuyên đề Long vân khánh hội - Hình tượng rồng trong văn hóa Việt Nam diễn ra từ 25/12/2023 đến hết ngày 31/3/2024 tại Bảo tàng Lịch sử TPHCM (số 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM).

Diễm Mi

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI