“Trong sâu thẳm trái tim, tôi biết con vẫn còn sống!”

23/01/2014 - 16:05

PNO - PN - Trong cuộc nội chiến tàn khốc kéo dài 12 năm ở El Salvador (1979 - 1992), hàng trăm trẻ em đã bị quân đội cướp khỏi tay cha mẹ, bán làm con nuôi cho những gia đình hiếm muộn trong và ngoài nước. Sau hơn ba thập kỷ, một...

edf40wrjww2tblPage:Content

Ngày ấy, binh lính tìm thấy Josefina Flores đang trốn cùng ba con trong một cái mương và đưa về đồn. Tại đây, một viên trung sĩ buộc Flores phải chọn: hoặc cho bé Xiomara mới một tuổi rưỡi cho vợ chồng họ làm con nuôi hoặc cả ba đứa trẻ sẽ bị bắn chết. Đó là một quyết định đau lòng mà không bà mẹ nào muốn phải đối mặt. Nhưng, năm 1984 đang là giai đoạn đẫm máu của cuộc nội chiến El Salvador, buộc Josefina phải quyết định. Có hàng trăm bà mẹ đã rơi vào cảnh tương tự.

Một số em được trao cho các gia đình quân nhân không có con ở El Salvador. Nhiều em khác được người nước ngoài nhận nuôi, rời khỏi đất nước. Mỗi phi vụ như thế đem về hàng ngàn đô la Mỹ. Các tổ chức làm thủ tục cho con nuôi đã mô tả dối trá rằng đó là trẻ “mồ côi do chiến tranh” hoặc “bị các bà mẹ bỏ rơi vì lý do kinh tế”.

Cuộc nội chiến kết thúc năm 1992. Có 80.000 người chết, 8.000 người mất tích. Chính phủ El Salvador đưa ra đạo luật ân xá gây nhiều tranh cãi là miễn truy tố cho tất cả những người có tội giết người, bắt cóc và các tội khác. Lời kêu gọi “quên đi quá khứ và hãy tha thứ” như một cách để chính phủ rũ bỏ trách nhiệm điều tra những tội ác khiến hàng ngàn gia đình bị ly tán.

“Trong sau thảm trái tim, toi biét con van còn sóng!”

Xiomara, giờ là người mẹ ba con, đã đoàn tụ với người thân ở El Salvador

Nhưng, những bà mẹ như Josefina Flores thì không thể nào quên được.

Năm 1994, linh mục Jon de Cortina người Tây Ban Nha đã giúp đỡ năm gia đình tìm lại được những đứa con bị quân đội bắt đi 12 năm trước trong vụ thảm sát La Guinda de Mayo. Phấn khởi với thành công ban đầu này, Cha Jon lập Hiệp hội Pro - Busqueda chuyên tìm kiếm trẻ em mất tích. Tin tức lan truyền, các bà mẹ như Josefina bắt đầu hy vọng.

Nhiều tình nguyện viên quốc tế có kinh nghiệm trong lĩnh vực tìm kiếm người mất tích đã tham gia Pro - Busqueda, giúp thu thập chứng cứ, lần theo các dấu vết. Thông qua xét nghiệm DNA, Pro - Busqueda tìm thấy các em đang sống ở Mỹ, Tây Ban Nha, Ý, Hà Lan, Pháp, Thụy Sĩ, Guatemala và Honduras. Đến nay, Pro - Busqueda đã giải quyết được 389 trường hợp, trong đó có 240 gia đình được đoàn tụ; 550 gia đình khác đang nhờ Pro - Busqueda giúp đỡ và một nhóm 103 em đăng ký với hiệp hội để tìm kiếm gia đình. Những con số trên vẫn còn rất nhỏ so với số trẻ em bị bán làm con nuôi thời nội chiến.

Josefina Flores thấm thía thế nào là hy vọng và tuyệt vọng. Sau 29 năm, bà gặp lại con gái Xiomara của mình vào tháng 12/2013. Vợ của viên trung sĩ khi xưa sau đó đã có thai nên bé Xiomara được đem cho gia đình khác. Xiomara có tên mới Carolina và cả quãng đời thanh xuân của mình, cô đau đáu tìm cha mẹ ruột. Tháng 11/2012, cô tình cờ gặp thành viên của Pro-Busqueda và được đoàn tụ với mẹ ruột. Xiomara, giờ là mẹ của ba đứa con, sống cách nhà mẹ Josefina Flores chỉ khoảng 80km. “Tôi biết tận sâu trong tim mình, bé Xiomara vẫn còn sống và sẽ có ngày chúng tôi tìm thấy nhau. Tôi mơ đến giây phút đó hàng ngàn lần. Tôi không bao giờ mất hy vọng…”- bà Josefina Flores xúc động nói.

Thế nhưng, chấn thương tâm lý từ những cuộc ly tán đau thương đó khó có thể lành. Yolaina Salmeron Belli, chuyên gia tâm lý của Pro - Busqueda cho biết: “Sum họp là điều rất đặc biệt, nhưng sau đó có thể phải mất nhiều năm các thành viên gia đình mới kết nối được với nhau, thậm chí có khi điều đó không bao giờ xảy ra. Thực tế, gần 100 trường hợp các em không muốn gặp lại người ruột thịt".

 AN KHUÊ (Theo Independent)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI