Trông chờ sự nghiêm khắc của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

31/03/2014 - 17:39

PNO - PN - Năm 2013, ngành kiểm sát đã “ghi bàn” bằng việc gỡ oan cho công dân Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang, người đã phải chấp hành án tù 10 năm do những khuất tất trong quá trình tố tụng. Ngay thời điểm gia đình ông Chấn vỡ òa niềm...

edf40wrjww2tblPage:Content

Trong cho su nghiem khac cua Vien Kiem sat nhan dan toi cao

5 cựu cán bộ công an tại phiên tòa sơ thẩm.

Khi xảy ra tình trạng những người thay mặt nhà nước thực thi pháp luật làm bậy, thì vô cùng cần thiết phải có một chỗ dựa đáng tin cậy để người dân gửi gắm lòng tin vào sự công minh của pháp luật. Ra chốn công đường, nhà nước đã phân công người giữ quyền công tố tại tòa là kiểm sát viên - đại diện cơ quan kiểm sát, đưa ra định lượng (hàm cả định tính) về mức độ mà kẻ gây án phải chịu, tương thích với hành vi do bị cáo gây ra, trên cơ sở đảm bảo tính khoa học và giáo dục của luật pháp.

Tuy nhiên, trong vụ việc xét xử năm công an dùng nhục hình tại Phú Yên đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận mấy ngày qua, khi nghe đại diện VKSND TP. Tuy Hòa đề nghị xử phạt một bị cáo từ 5 năm đến 5 năm 6 tháng tù, bốn người còn lại hưởng án treo, dư luận đã bức xúc đặt câu hỏi: Phải chăng “chúng khẩu đồng từ”, công an và VKS TP. Tuy Hòa đang nắm tay nhau bao che cho tội ác?

Phải nghi ngờ như thế, bởi chỉ cần nghe lại ý kiến của bà Ngô Thị Tuyết, chị của nạn nhân Ngô Thanh Kiều giữa phiên tòa: “Đánh chết người sao chỉ đề nghị án treo?” sẽ thấy trái khoáy từ mức án do đại diện VKS đề nghị. Và đây, ý kiến của vợ anh Kiều là chị Trần Thị Tâm: “Nếu tòa chấp thuận với đề nghị của VKS TP. Tuy Hòa chỉ xử án treo với những người phạm tội thì sắp tới, các công an khác mà đánh chết người cũng chỉ bị xử án treo mà thôi…”. Tường thuật của báo chí cho thấy, sau khi hai người này có ý kiến, vị kiểm sát viên giữ quyền công tố tại tòa đã im lặng.

Người thân của nạn nhân Kiều đã nêu lên cái lý lẽ rất đơn giản, như lô-gíc đời sống: có nhân có quả, có làm có chịu và quan trọng hơn, họ đặt lại một câu hỏi không mới nhưng chưa bao giờ cũ trong việc thực thi pháp luật: Pháp luật được soạn ra để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ trị an và chính vì thế, tuyệt đối không được tạo tiền lệ cho những ai đang làm nhiệm vụ bảo vệ pháp luật lợi dụng nó để phạm tội. Điều này vô cùng nguy hiểm. Không trách thời gian gần đây, xu hướng tự xử của người dân bùng phát nhiều nơi, mà nguyên nhân chính được chỉ ra, là do các cơ quan pháp luật một vài nơi đã cố tình làm bậy.

Mặt khác, Cục Điều tra của VKSND tối cao đã vào cuộc, nên vụ việc trên được đưa ra ánh sáng, năm công an đã phải đứng trước vành móng ngựa. Nhưng, luật sư bảo vệ quyền lợi của nạn nhân cho rằng, cơ quan tố tụng đã bỏ lọt tội, xem nhẹ vai trò của Phó CA TP. Tuy Hòa, người trực tiếp chỉ đạo các cán bộ cấp dưới lấy lời khai anh Kiều.

VKSND tối cao không phải là Bao Công, nhưng sau vụ công dân Nguyễn Thanh Chấn, dư luận đã xem cơ quan này là Bao Công. Vì vậy, dư luận lại tiếp tục trông chờ sự công minh, nghiêm khắc từ VKSND tối cao đối với cách thức làm việc của VKS TP. Tuy Hòa, nhằm soi rõ lẽ phải, trả niềm tin công lý cho người dân.

 Diễm Kiều (Quảng Nam)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI