Trò chơi đếm ngược

26/01/2015 - 19:19

PNO - PN - Ngay khi vừa được làm quen với các con số, trẻ ở độ tuổi mẫu giáo và tiểu học đã có thể đếm được đến hàng chục. Tuy vậy, ngoài bài tập ở trường và các món đồ chơi tập đếm, các bé thường không có mấy động lực...

edf40wrjww2tblPage:Content

Một giải pháp có thể giúp các bé ứng dụng kỹ năng đếm vào thực tế là thiết lập các thói quen sinh hoạt sử dụng kỹ năng này. Chẳng hạn như trò chơi đếm ngược, một hoạt động không chỉ có mục đích khuyến khích trẻ sử dụng kỹ năng đếm, mà còn giúp bé tập khả năng kiểm soát thời gian biểu. Điều tuyệt nhất của hoạt động này là các bé sẽ tự mình thực hiện mà không cần người lớn thúc giục.

Tro choi dem nguoc

Đếm ngược đến ngày vui

Đếm ngược là một cách phổ biến để trông chờ một sự kiện, và đối với các bé, không gì đáng trông chờ hơn những sự kiện mang đến niềm vui. Đó có thể là những ngày bé được đi chơi xa, dịp sinh nhật của bé hay bạn bè, những ngày cuối tuần đi thăm ông bà... Và đó sẽ là động lực để bé tự thực hiện trò chơi đếm ngược. Bằng cách này, bé sẽ tập được cách tự kiểm soát thời gian trong cuộc sống của mình, cùng lúc thực tập kỹ năng đếm đã được học.

Đầu tiên, bố mẹ dạy cho bé cách sử dụng lịch và ghi chú. Bé cần một cuốn sổ cùng với một cuốn lịch nhỏ kèm theo. Bố mẹ giúp bé đánh dấu trên cuốn lịch những ngày có các sự kiện sẽ diễn ra. Sau đó, bé sẽ đếm xem từ ngày hôm nay còn bao nhiêu ngày nữa là đến các sự kiện đó. Các sự kiện này sẽ được ghi lại trong cuốn sổ của bé, kèm với số ngày bé đếm được. Cứ như thế, mỗi ngày bé sẽ cần phải mở sổ và lịch ra, đếm xem còn bao nhiêu ngày nữa, rồi bé có thể gạch đi số đếm lần trước và ghi vào số đếm mới.

Thói quen này có thể sẽ cần bố mẹ khuyến khích từ các ngày đầu. Mỗi lần bố mẹ sắp xếp tổ chức các sự kiện đi chơi, hãy nhắc bé đánh dấu ngày vào trong lịch và đếm ngược, để rồi tới ngày sự kiện này sắp xảy ra, bé sẽ mang “trọng trách” là nhắc cho bố mẹ biết. Nhưng nếu bé quên hoặc không thể thực hiện việc đếm một hoặc hai lần, thì bé vẫn sẽ có thể tiếp tục quay lại và tiếp tục hoạt động này; nghĩa là trò chơi đếm ngược này vẫn có thể được tiếp tục bất kỳ khi nào bé muốn.

Kiểm soát thời gian biểu

Trò chơi đếm ngược còn có một mục đích quan trọng là giúp các bé nhận thức được việc kiểm soát thời gian biểu của cuộc sống hàng ngày. Khi các bé đã có thể tự xem được đồng hồ, bố mẹ sẽ lập ra thời gian biểu cho bé. Trẻ sẽ cần phải được tập việc tuân theo thời gian biểu, chẳng hạn như đi chơi bao lâu thì phải về, thời gian xem ti vi kéo dài bao lâu và thời gian bé phải học trong ngày. Cùng lúc, trẻ cũng sẽ phải tự biết đánh dấu các sự kiện trong ngày, như khi nào chương trình bé yêu thích được chiếu trên ti vi, khi nào thì đến giờ ăn cơm, vv… Bởi đã được học cách đếm ngược trên lịch, các bé cũng sẽ bắt đầu hiểu được cách đếm và trừ thời gian tính từ hiện tại, từ đó sẽ có thể kiểm soát được thời gian biểu của chính mình.

Bố mẹ cần khuyến khích bé thực hiện việc này bằng cách lâu lâu hỏi bé những câu hỏi liên quan đến thời gian, như: “Còn bao lâu nữa thì đến giờ cơm?”, “Mấy tiếng đồng hồ nữa thì mẹ về?”... Thế là chỉ từ việc đếm ngược, kỹ năng đếm và kỹ năng đọc thời gian sẽ được bé ứng dụng thường xuyên hơn.

 XI NHI

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI