Triều Tiên và 'chiến lược kim chi' song hành với chế tạo tên lửa

31/12/2017 - 07:19

PNO - Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un muốn biến nghệ thuật chế biến kim chi thành một môn khoa học, ông đã đầu tư và trực tiếp chỉ đạo cho nghề truyền thống lâu đời này.

Một trong các dự án mới nhất được lãnh đạo Triều Tiên quan tâm là Nhà máy Kim chi Ryugyong, có công suất 4.200 tấn kim chi một năm.

Trieu Tien va 'chien luoc kim chi' song hanh voi che tao ten lua
Dây chuyền sản xuất ở Nhà máy Kim chi Ryugyong ngoại ô Bình Nhưỡng, Triều Tiên - Ảnh: AP

Theo giám đốc Paek Mi Hye, cơ sở mới và hiện đại này đã thế chỗ cho một nhà máy cũ và được khai trương tháng Sáu năm ngoái, sau khi được đích thân ông Kim phê chuẩn.

Trieu Tien va 'chien luoc kim chi' song hanh voi che tao ten lua
Giám đốc nhà máy, bà Paek Mi Hye, cầm trên tay một gói kim chi sản xuất tại nhà máy Kimchi Ryugyong - Ảnh: AP

Nhà máy Kimchi Ryugyong là minh chứng cho nỗ lực của nhà lãnh đạo Triều Tiên trong việc thúc đẩy nền kinh tế trong nước và sản xuất ra nhiều sản phẩm tiêu dùng với chất lượng tốt hơn.

Chiến lược này được gọi là "byungjin", nhắm đến việc đồng thời phát triển kinh tế quốc dân và chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.

Trieu Tien va 'chien luoc kim chi' song hanh voi che tao ten lua
Chân dung nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tại lối vào Nhà máy Kim chi Ryugyong ở ngoại ô Bình Nhưỡng - Ảnh: AP

Các nhà hoạch định chính sách của Triều Tiên nhấn mạnh vai trò của khoa học trên mọi mặt trận, trong đó bao gồm cả công nghệ chế biến kim chi.

Trieu Tien va 'chien luoc kim chi' song hanh voi che tao ten lua
Phòng điều khiển của Nhà máy Kimchi Ryugyong ở Bình Nhưỡng - Ảnh: AP

Bà Paek đã tháp tùng Chủ tịch Kim đến “chỉ đạo tại chỗ” nhà máy có 150 công nhân nhưng phần lớn là tự động hóa này.

Bà nói mục tiêu chính của nhà máy là vận hành “một cách khoa học ở mọi giai đoạn". Trong chế biến kim chi, điều đó có nghĩa là kiểm soát toàn bộ dây chuyền sản xuất để đảm bảo chất lượng và vệ sinh.

Công nhân chế biến kim chi trên dây chuyền sản xuất tại Nhà máy Kim chi Ryugyong ở ngoại ô Bình Nhưỡng - Ảnh: AP

Nhà máy tự hào về thiết bị phân tích kim chi "duy nhất trên toàn quốc" để duy trì mức phù hợp về độ mặn và axit lactic, những thành phần quan trọng trong chế biến kim chi.

Người Triều Tiên cũng như Hàn Quốc đã làm kim chi nhiều thế hệ, họ thường truyền lại công thức chế biến từ mẹ cho con gái hoặc mẹ chồng cho con dâu.

Trieu Tien va 'chien luoc kim chi' song hanh voi che tao ten lua
Công nhân trên dây chuyền sản xuất tại nhà máy Kim chi Ryugyong ở ngoại ô Bình Nhưỡng - Ảnh: AP

Năm 2015, UNESCO đã bổ sung kim chi vào danh sách "di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại", sau khi lưu ý rằng việc chia sẻ bí quyết và nguyên liệu truyền thống để chế biến số lượng lớn kimchi cho những tháng mùa đông "sẽ tăng cường sự hợp tác giữa các gia đình, làng xã và cộng đồng, góp phần sự gắn kết xã hội”.

Trieu Tien va 'chien luoc kim chi' song hanh voi che tao ten lua
Dây chuyền sản xuất ở nhà máy Nhà máy Kim chi Ryugyong - Ảnh: AP

Tô Châu (Theo AP)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI