Triển vọng ghép tạng ở VN

15/07/2013 - 07:57

PNO - Trung tâm Điều phối quốc gia về hiến ghép mô tạng và bộ phận cơ thể người (được đặt tại Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội) ra đời mang theo kỳ vọng thúc đẩy kỹ thuật ghép tạng phát triển tại VN, đồng thời ngăn chặn tình...

 Trien vong ghep tang o VN

Ông Nguyễn Tiến Quyết - Ảnh: Thúy Anh

Ông Nguyễn Tiến Quyết, giám đốc Bệnh viện Việt Đức, cho biết:

- Trước đây vì nghi ngờ có đường dây đưa người ra nước ngoài bán tạng nên hiện nay cơ quan công an làm việc rất chặt chẽ. Những trường hợp người trên 18 tuổi hiến mô tạng mà không kèm theo điều kiện, người hiến và người nhận tạng không có mối quan hệ họ hàng thì phải có cam đoan của người hiến, gia đình người hiến, công an địa phương.

Thực tế từng xảy ra hiện tượng thuê cha mẹ giả, làm giấy tờ giả để “hiến” tạng, mà giấy tờ giả làm rất tinh vi, cực kỳ khó phát hiện. Những trường

"Những trường hợp có chỉ số phù hợp nhất với người hiến tặng sẽ được ghép không phân biệt giàu nghèo"

Ông Nguyễn Tiến Quyết

hợp này chúng tôi đều nhờ công an kiểm tra, xem dấu của công an trên giấy xác nhận có phải là dấu thật không. Làm rất cẩn thận như vậy nên mỗi năm chúng tôi phát hiện được 5-6 trường hợp làm giấy tờ giả để “hiến” tạng, thực chất có thể có chuyện mua bán, đường dây đằng sau nó.

* Còn hình thức làm giả nào ông thấy cần cảnh báo cho người có chỉ định ghép tạng?

- Cách đây một năm, chúng tôi phát hiện một trường hợp bệnh nhân trên 30 tuổi, có chỉ định ghép thận, còn người tự nguyện hiến thận cho biết là con nuôi của gia đình người nhận. Nhưng xem xét thấy có những vấn đề đáng ngờ. Một cái “giả” thứ hai nữa cũng cần cảnh báo là giả kết quả xét nghiệm. Người tự nguyện hiến tạng đưa đến một bộ xét nghiệm rất đẹp, tên tuổi rất chính xác, nhưng khi đưa vào sàng lọc tại bệnh viện lại thấy kết quả xét nghiệm không như giấy tờ ban đầu, nghi ngờ có sự giả kết quả xét nghiệm. Gần đây tôi theo dõi thì thấy không còn người ra nước ngoài ghép thận, bởi ngoài chi phí đắt đỏ, ghép ở nước ngoài còn lo ngại không đảm bảo kỹ thuật.

* Có Trung tâm Điều phối hiến ghép mô tạng quốc gia, nhưng người ta vẫn lo ngại việc xác định chết não đã thật sự đúng khoa học, công minh, ngăn chặn hiện tượng mua bán tạng, thưa ông?

- Hiện nay đại bộ phận người dân chưa nhận thức được ý nghĩa của việc hiến tặng tạng, không đồng ý hiến tạng khi người thân qua đời vì cho rằng chết phải toàn thây. Mỗi khi giải thích rất khó khăn vì gia đình đang có người thân qua đời lại có người đến vận động hiến tạng. Nhưng hiến tạng là một hành động nhân văn, để cứu những người bệnh khác được sống.

Về lo ngại xác định chết não có đúng, có khoa học? Tôi xin nói rằng những người làm việc này đã làm hết lương tâm và trách nhiệm, không bao giờ lại để mất một người lẽ ra cứu sống được, vì nghề y là nghề cứu người, không làm đúng chức trách ấy thì ân hận suốt đời. Về yếu tố khoa học, thế giới đã quy định xác định chết não khi có tám yếu tố về lâm sàng và một trong ba yếu tố về cận lâm sàng. Nhưng ở VN thì phải đủ tám yếu tố lâm sàng và cả ba yếu tố cận lâm sàng mới xác định chết não, với ba lần kiểm tra, mỗi lần cách nhau sáu giờ. Chính vì lý do này mà khi lấy tạng của người đồng ý hiến tặng luôn có một phần tế bào đã bị hoại tử, nhưng vẫn phải chấp nhận để đảm bảo an toàn trong y học.

* Theo ông, việc thành lập Trung tâm Điều phối hiến ghép mô tạng quốc gia liệu có thúc đẩy kỹ thuật ghép tạng ở VN?

- VN đã ghép thận thành công 21 năm nay, nhưng số lượng ca ghép còn rất hạn chế, mới khoảng 800 ca và chủ yếu từ người cho sống, trong khi riêng số người có chỉ định ghép thận đã lên đến 6.000 người, chưa kể 1.500 người có chỉ định ghép gan và hàng ngàn người có chỉ định ghép giác mạc, ghép tim... Từ khi có Luật về hiến ghép mô tạng, bộ phận cơ thể người, đến nay đã có 15 trường hợp ghép gan cho người lớn, trong đó có 14 ca tiến hành ở Bệnh viện Việt Đức, chín ca ghép tim (bảy ca tiến hành tại Việt Đức), riêng Việt Đức thực hiện 173 ca ghép thận. Chúng tôi đang nghiên cứu để tiến tới ghép phổi cho những người bị bệnh phế nang và ghép tụy. Trên thế giới ngoài tim, phổi, thận, gan, người ta đã tiến hành ghép ruột với tỉ lệ thành công 50%.

* Việc điều phối hiến ghép mô tạng sẽ được triển khai như thế nào để người có chỉ định ghép đến được với người hiến tặng, đặc biệt là người nghèo, thưa ông?

- Trung tâm sẽ điều phối bằng cách cập nhật dữ liệu của người có chỉ định ghép tạng và người hiến tặng tạng. Những trường hợp có chỉ số phù hợp nhất với người hiến tặng sẽ được ghép không phân biệt giàu nghèo.

Theo LAN ANH (Tuổi Trẻ)

Theo báo cáo của Bộ Y tế, hiện có 13 cơ sở y tế đủ điều kiện ghép mô tạng và bộ phận cơ thể người. Sau 21 năm thực hiện ghép tạng thành công, đến nay VN đã ghép thận trên 800 người từ người cho sống và 46 ca từ người hiến tặng đã chết não, 30 ca ghép gan từ người cho sống (cả người lớn và trẻ em) và 11 người được ghép từ gan người hiến đã chết não, 9 ca ghép tim và 550 người được ghép giác mạc.
 

news_is_not_ads=
TIN MỚI