Triển lãm kỷ niệm 60 năm văn học nghệ thuật TPHCM

05/12/2023 - 14:17

PNO - Thông qua triển lãm, công chúng có dịp nhìn lại những tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu, nghệ sĩ gắn bó với văn hóa nghệ thuật của TPHCM 60 năm.

 

Triển lãm Văn học nghệ thuật TPHCM 60 năm xây dựng và phát triển khai mạc sáng 5/12, tại trụ sở Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật TPHCM (quận 3, TPHCM). Ông Nguyễn Thọ Truyền, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành uỷ TPHCM
Triển lãm Văn học nghệ thuật TPHCM 60 năm xây dựng và phát triển khai mạc sáng 5/12, tại trụ sở Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật TPHCM (quận 3, TPHCM). Ông Nguyễn Thọ Truyền, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành uỷ TPHCM đã đến tham dự sự kiện này. Ông xem các ảnh cùng nhà văn Bích Ngân, chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM. 
Không gian triển lãm chia thành nhiều phần nhỏ, tương ứng với các hội trực thuộc Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật TPHCM.
Không gian triển lãm chia thành nhiều phần nhỏ, tương ứng với các hội trực thuộc Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật TPHCM. Triển lãm giới thiệu lại những tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu, được công chúng đón nhận, đạt giải thưởng cao tại các hội thi, liên hoan... 
Một số tác phẩm múa
Một số tác phẩm như: Khai, Khát vọng hạnh phúc... của lĩnh vực múa được chú ý nhờ màu sắc, ánh sáng đẹp. 
Nghệ thuật hát bội, cải lương, kịch nói... thuộc lĩnh vực sân khấu được giới thiệu đến công chúng qua những tác phẩm tiêu biểu như: Nàng Xê Đa, Dương Vân Nga
Nghệ thuật hát bội, cải lương, kịch nói... thuộc lĩnh vực sân khấu được giới thiệu đến công chúng qua những tác phẩm tiêu biểu như: Nàng Xê Đa, Dương Vân Nga...
Các tác phẩm nhiếp ảnh tại triển lãm cho thấy sự phát triển sôi động của TPHCM hiện tại qua nhiều hoạt động, lễ hội, công trình xây dựng... 
Các tác phẩm nhiếp ảnh tại triển lãm cho thấy sự phát triển sôi động của TPHCM hiện tại qua nhiều hoạt động, lễ hội, công trình xây dựng... 
Các công trình do các kiến trúc sư TPHCM thực hiện từng đạt các giải thưởng lớn của quốc gia.
Các công trình do các kiến trúc sư TPHCM thực hiện từng đạt các giải thưởng lớn của quốc gia.
Hoạt động của các hội, các cuộc thi, chương trình quảng bá tác phẩm... cũng được điểm lại giúp công chúng.
Hoạt động của các hội, các cuộc thi, chương trình quảng bá tác phẩm... cũng được điểm lại. Trong khuôn khổ sự kiện sáng 5/12, hội thảo cùng tên cũng được tổ chức nhằm ôn lại truyền thống văn học nghệ thuật TPHCM, nêu ra một số vấn đề hiện tại, đề xuất phương án phát triển trong tương lai. 
Triển lãm giới thiệu lại chân dung của những văn nghệ sĩ từng có nhiều đóng góp cho văn học nghệ thuật TPHCM, được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước sư: soạn giả Trần Hữu Trang,
Triển lãm giới thiệu chân dung của những văn nghệ sĩ từng có nhiều đóng góp cho văn học nghệ thuật TPHCM, được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước như: soạn giả Trần Hữu Trang, nhạc sĩ Hoàng Việt, nhạc sĩ Xuân Hồng, soạn giả Lê Duy Hạnh....
Chân dung của những người từng
Tiền thân của Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật TPHCM là Hội văn nghệ giải phóng khu Sài Gòn - Gia Định, thành lập năm 1963. Chủ tịch hội qua các thời kỳ cũng được giới thiệu như: soạn giả Trương Bỉnh Tòng (nhiệm kỳ 1), nhà thơ Viễn Phương (nhiệm kỳ 2, 4, 5), nhà thơ Bảo Định Giang (nhiệm kỳ 3), nhạc sĩ Ca Lê Thuần (nhiệm kỳ 6, 7), nhạc sĩ Trần Long Ẩn (nhiệm kỳ 8, 2015 - 2020). 
Nhiều tranh với kích cỡ lớn, đa dạng về chất liệu được trưng bày. Trong đó, bức Mùa lúa chín (in bản gỗ) của hoạ sĩ Nguyễn Vũ Lâm được nhiều người thưởng lãm.
Nhiều tranh với kích cỡ lớn, đa dạng về chất liệu được trưng bày. Trong đó, bức Mùa lúa chín (in bản gỗ) của họa sĩ Nguyễn Vũ Lâm được nhiều người thưởng lãm.
Tranh sơn dầu Đất chuyển mùa của Hà Phước Duy tạo điểm nhấn cho triển lãm vói hình khối, đường nét độc đáo.
Tranh sơn dầu Đất chuyển mùa của Hà Phước Duy tạo điểm nhấn cho triển lãm với hình khối, đường nét độc đáo.
Tác phẩm mang tên Hậu của tác giả Nguyễn Trí Minh Thư được giới tiệu tại triển lãm.
Tác phẩm gốm men mang tên Hậu của tác giả Nguyễn Trí Minh Thư được giới thiệu tại triển lãm.

Hà Anh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI