Triển lãm gốm sứ cách đây 10 thế kỷ

28/08/2023 - 14:20

PNO - Nhiều hiện vật trong triển lãm ra đời từ thế kỷ 11 được trưng bày trong triển lãm "Di sản và ký ức: Bức tranh từ những mảnh ghép".

 

Triển lãm khai mạc vào sáng 28/8, tại Bảo tàng Lịch sử TPHCM (quận 1, TPHCM). Triển lãm do bảo tàng kết hợp với Hội Cổ vật TPHCM phối hợp tổ chức. Sự kiện Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 – 19/8/2023) và Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 – 02/9/2023), hướng đến 15 năm ngày thành lập Hội Cổ vật
Triển lãm khai mạc vào sáng 28/8, tại Bảo tàng Lịch sử TPHCM (quận 1, TPHCM). Triển lãm do bảo tàng và Hội Cổ vật TPHCM phối hợp tổ chức, nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2023) và Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2023), hướng đến 15 năm ngày thành lập Hội Cổ vật TPHCM. 
Triển lãm chia thành nhiều khu trưng bày, theo các thời kỳ. Trong đó, số lượng hiện vật lớn nhất là gốm sứ.
4 hiện vật ấm, bát gốm men xanh lục ra đời trong khoảng thế kỷ 11 đến thế kỷ 13. Đây cũng là những hiện vật có tuổi đời cao nhất trong triển lãm. Nhiều người trầm trồ thích thú khi được chiêm ngưỡng những hiện vật hiếm có này. 
Khu vực trưng bày gốm sứ thời Lý (từ
Khu vực trưng bày gốm sứ thời Lý (từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 13) nhận được nhiều sự quan tâm của khách tham quan. Vào thời Lý, đồ gốm chủ yếu là đồ cao cấp, có hình dáng đẹp, chế tác tinh xảo, gồm các dòng gốm như: gốm men trắng, men ngọc, men xanh lục, men vàng... Vì sử dụng đất sét trắng nên xương gốm thường có màu ngà. 
Nhiều khách tham quan tranh thủ lưu lại hình ảnh của các hiện vật. Kỹ thuật làm gốm nổi bật của thời Lý là đắp nổi, khắc chìm và in khuôn. Xương gốm mỏng, men mỏng, được nung lửa nhẹ. Một số loại không có hoa văn nhưng vẻ đẹp được thể hiện qua hình dáng, hoa văn.
Nhiều khách tham quan tranh thủ lưu lại hình ảnh của các hiện vật. Kỹ thuật làm gốm nổi bật của thời Lý là đắp nổi, khắc chìm và in khuôn. Xương gốm mỏng, men mỏng, được nung lửa nhẹ. Một số loại không có hoa văn nhưng vẻ đẹp được thể hiện qua hình dáng, hoa văn.
Triển lãm cũng giới thiệu nhiều hiện vật thuộc thời Trần (thế kỷ 13, 14).
Được biết, triển lãm có hơn 170 hiện vật, đến từ 27 nhà sưu tầm ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Triển lãm cũng giới thiệu nhiều hiện vật thuộc thời Trần (thế kỷ 13, 14). Về cơ bản, gốm thời Trần tiếp tục kế thừa phát triển gốm thời Lý về hình dáng, màu men và hoa văn trang trí. Thời Trần đã tạo ra gốm hoa nâu và gốm hoa lam, là dấu ấn nổi bật. 
Cận cảnh thạp và âu xuất hiện vào thời nhà Trần xuất hiện vào thế kỷ 13, 14 đến từ các nhà sưu tập Nguyễn Hữu Triết, Nguyễn Văn Quỳnh. Gốm hoa nâu thuộc loãi sành xốp dày, xương gốm thô và nặng, hình dáng chắc khoẻ. Kỹ thuật trang trí gồm khắc vạch và bồi men màu nâu lên hoa văn, một số kết hợp đắp nổi tạo điểm nhấnở vai, nắp hay xung quanh thân. Hoa văn chủ yếu là hoa cúc, hoa súng, hoa sen, hoa thị, hình người...
Cận cảnh thạp và âu xuất hiện vào thời nhà Trần thế kỷ 13, 14 đến từ các nhà sưu tập Nguyễn Hữu Triết, Nguyễn Văn Quỳnh. Gốm hoa nâu thuộc loại sành xốp dày, xương gốm thô và nặng, hình dáng chắc khỏe. Kỹ thuật trang trí gồm khắc vạch và bồi men màu nâu lên hoa văn, một số kết hợp đắp nổi tạo điểm nhấn ở vai, nắp hay xung quanh thân. Hoa văn chủ yếu là hoa cúc, hoa súng, hoa sen, hoa thị, hình người...
Khu trưng bày gốm thời Lê, từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18. Đồ gốm thời này được đánh giá có kỹ thuật và tính mỹ thuật cao với sự ra đời của gốm men hoa lam, gốm men đa sắc và men trắng văn in. Dòng sản phẩm tiêu biểu thời này là gốm Chu Đậu, thường để xuất khẩu. Hoa văn trên gốm thường được vẽ bằng bút lông, một thủ pháp mới trong nghệ thuật trang trí. Các đề tài trang trí đa dạng như: động vật, thực vật, phong cảnh, hoa văn hình học, đề tài dân gian...
Khu trưng bày gốm thời Lê, từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18. Đồ gốm thời này được đánh giá có kỹ thuật và tính mỹ thuật cao với sự ra đời của gốm men hoa lam, gốm men đa sắc và men trắng văn in. Dòng sản phẩm tiêu biểu thời này là gốm Chu Đậu, thường để xuất khẩu. Hoa văn trên gốm thường được vẽ bằng bút lông, một thủ pháp mới trong nghệ thuật trang trí. Các đề tài đa dạng như: động vật, thực vật, phong cảnh, hoa văn hình học, dân gian...
Một chiếc đĩa gốm thời Lê, xuất hiện vào khoảng thế kỷ 15, thuộc BST của nhà sưu tập Lê Thanh Nghĩa được nhiều người chú ý vì sự tinh xảo
Một chiếc đĩa gốm thời Lê, xuất hiện vào khoảng thế kỷ 15, thuộc BST của nhà sưu tập Lê Thanh Nghĩa, được nhiều người chú ý vì sự tinh xảo của hoa văn. 
Gốm sứ Trung Quốc có ảnh hưởng đến nhiều quốc gia lân cận, trong đó có Việt Nam. Trong triển lãm cũng
Gốm sứ Trung Quốc có ảnh hưởng đến nhiều quốc gia lân cận, trong đó có Việt Nam. Trong triển lãm cũng giới thiệu nhiều hiện vật với kỹ thuật sản xuất độc đáo, có niên đại từ thế kỷ thứ 11 đến thế kỷ 19. Trong ảnh là bộ ngũ sự, chóe, chậu... xuất hiện vào thế kỷ 19. Chúng có kích thước khá lớn. 
Một số hiện vật men sứ xanh trắng xuất hiện vào thế kỷ
Một số hiện vật men sứ xanh trắng xuất hiện vào thời Minh, Thanh, được tìm thấy trong các tàu đắm ở vùng biển Bình Châu (Quảng Ngãi) vào thế kỷ 16, 17; tàu đắm ở vùng biển Hòn Cau (Bà Rịa - Vũng Tàu) vào thế kỷ 17; tàu đắm vùng biển Cà Mau vào thế kỷ 18... 
Những hiện vật thuộc nghệ thuật Pháp lam được trưng bày tại triển lãm. Những sản phẩm này có cốt làm bằng đồng, hoặc hợp kim của đồng, trên bề mặt dđược tráng men nhiều màu rồi nung. Pháp lam có nguồn gốc ở châu Âu, sau đó du nhập vào các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Có 2 loại Pháp lam: trang trí kiến trúc và dùng trong thờ cúng, sinh hoạt. Nghệ thuật Pháp lam phát triển mạnh dưới thời vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, sau đó thất truyền. Ngày nay, Pháp lam được phục hồi, sử dụng trong trùng tu di tích, kiến trúc, làm đồ dùng sinh hoạt, lưu niệm.
Những hiện vật thuộc nghệ thuật Pháp lam được trưng bày tại triển lãm. Những sản phẩm này có cốt làm bằng đồng, hoặc hợp kim của đồng, trên bề mặt dđược tráng men nhiều màu rồi nung. Pháp lam có nguồn gốc ở châu Âu, sau đó du nhập vào các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Có 2 loại Pháp lam: trang trí kiến trúc và dùng trong thờ cúng, sinh hoạt. Nghệ thuật Pháp lam phát triển mạnh dưới thời vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, sau đó thất truyền. Ngày nay, Pháp lam được phục hồi, sử dụng trong trùng tu di tích, kiến trúc, làm đồ dùng sinh hoạt, lưu niệm.
Triển lãm cũng giới thiệu các Hiện vật thời Nguyễn bằng các chất liệu đá, gỗ, ngà, đồng qua các hiện vật: nghiên mực, khay, hộp đựng sắc phong, trấn phong, lư trầm, con dấu, sách phong
Triển lãm cũng giới thiệu các hiện vật thời Nguyễn bằng các chất liệu đá, gỗ, ngà, đồng như: nghiên mực, khay, hộp đựng sắc phong, trấn phong, lư trầm, con dấu, sắc phong... Triển lãm kéo dài đến ngày 30/10.
Trong khuôn khổ buổi khai mạc, 11 hội viên của Hội Cổ vật TPHCM và 1 nhà sưu tập tại Hà Nội cũng gửi tặng 91 hiện vật cho Bảo tàng Lịch sử TPHCM.
Trong khuôn khổ buổi khai mạc, 11 hội viên của Hội Cổ vật TPHCM và 1 nhà sưu tập tại Hà Nội cũng gửi tặng 91 hiện vật cho Bảo tàng Lịch sử TPHCM.
Ông Hoàng Anh Tuấn (trái) - Giám đốc Bảo tàng Lịch sử TPHCM nhận hiện vật tượng tưng từ ông Lê Thanh Nghĩa - Chủ tịch Hội Cổ vật TPHCM.
Ông Hoàng Anh Tuấn (trái) - Giám đốc Bảo tàng Lịch sử TPHCM nhận hiện vật tượng trưng từ ông Lê Thanh Nghĩa - Chủ tịch Hội Cổ vật TPHCM.

Thành Lâm

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI