Tri ân những nhân chứng lịch sử

15/04/2015 - 14:00

PNO - PN - “Chiến thắng 30/4/1975 là một trong những mốc son chói lọi nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Hòa bình trở lại trên toàn cõi Việt Nam, non sông thu về một mối, mở ra một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc...

edf40wrjww2tblPage:Content

Hơn 300 thương binh, thân nhân liệt sĩ và người có công tiêu biểu tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đại diện cho hàng triệu người có công cả nước đã tham dự hội nghị. Các nhân chứng lịch sử đã kể lại nhiều câu chuyện chiến đấu cảm động trong quá trình tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh. Trở về với đời thường, những người con ưu tú của dân tộc lại không ngừng phấn đấu, nỗ lực vượt qua bao khó khăn, đạt nhiều thành tích trong công tác, trong lao động sản xuất và hoạt động xã hội.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu các cấp, các ngành chăm sóc tốt hơn cho những người có công, đồng thời phải sống và làm việc xứng đáng với sự hy sinh của các thế hệ cha anh, cùng nhau xây dựng Tổ quốc ngày càng phát triển, giàu đẹp.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Doãn Mậu Diệp cho biết, hiện có trên 1,47 triệu người hoạt động cách mạng được hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng của Nhà nước. Hầu hết người có công và thân nhân của họ đã được hưởng các chế độ ưu đãi về chăm sóc sức khỏe, cải thiện nhà ở, ưu đãi giáo dục, đào tạo và dạy nghề, tạo việc làm... nhằm ổn định cuộc sống.

Đến nay, hơn 6.000 Bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống được các cơ quan, đơn vị nhận chăm sóc, phụng dưỡng tới cuối đời. 5 năm qua (2010-2014), cả nước đã đóng góp xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” gần 1.500 tỷ đồng, xây mới trên 55.600 nhà tình nghĩa, sửa chữa hơn 39.000 căn nhà... Nhiều công trình ghi công liệt sĩ trở thành công trình lịch sử văn hóa, có giá trị mỹ thuật, giáo dục truyền thống như: Nghĩa trang Điện Biên Phủ, Trường Sơn, Đường 9, Đền liệt sĩ Bến Dược...

QUỲNH MAI

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI