Tri ân những người anh hùng trên “đất lửa” Quảng Trị

27/07/2020 - 08:00

PNO - Những ngày này, thân nhân các liệt sĩ, những đồng đội năm xưa và người dân cả nước lại tìm về Quảng Trị để dâng hương các anh hùng liệt sĩ.

 

Những ngày này, dòng người từ khắp mọi miền Tổ quốc lại tìm về vùng đất thiêng Quảng Trị - nơi hàng vạn người con ưu tú đã anh dũng hy sinh trong những năm tháng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, thống nhất đất nước. Về Quảng Trị, không ai không khỏi bùi ngùi, xúc động khi đến với các nghĩa trang liệt sĩ, nơi hàng vạn người con ưu tú của khắp mọi miền Tổ quốc đang yên nghỉ tại nơi này
Mỗi năm cứ đến dịp lễ kỷ niệm Ngày Thương binh, liệt sĩ 27/7, hàng vạn người dân từ khắp mọi miền Tổ quốc lại tìm về vùng đất thiêng Quảng Trị để thắp nén hương tri ân các anh hùng liệt sĩ.
Thành Cổ Quảng Trị, sông Thạch Hãn được xem là “nghĩa trang không nấm mồ” với hàng nghìn liệt sĩ đã nằm xuống khi tuổi đời mới  chỉ mười chín đôi mươi. Nơi gắn với trận chiến khốc liệt, bi hùng, đó là cuộc chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ vào mùa hè đỏ lửa năm 1972. Và cũng trong những ngày tháng ấy, trên dòng sông Thạch Hãn, hàng ngàn chuyến đò từ bờ Bắc đưa các đơn vị bộ đội vượt sông vào chốt giữ Thành. Rồi cũng chính trên dòng sống đó, hàng trăm chuyến đò khác đã đưa thương binh, liệt sĩ từ Thành cổ trở ra
Tại Thành cổ Quảng Trị, nơi được xem là “nghĩa trang không nấm mồ” gắn với trận chiến khốc liệt, 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ vào mùa hè đỏ lửa năm 1972, những ngày này luôn chật kín người đến viếng.
Cuối tháng 7, con đường dẫn tới nghĩa trang Trường Sơn xanh ngắt bởi những vạt rừng cao su kéo dài tít tắp. Tọa lạc trên những vạt đồi bạt ngàn xanh của đồi thông thuộc xã Vĩnh Tường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị là nơi quy tập hơn 10.000 liệt sĩ đã chiến đấu và hy sinh trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại.  Hơn 10.000 ngôi mộ của những người con ra đi ở “sóng nước tuổi 20”. Trong khói hương trầm mặc, giữa không gian tĩnh lặng vẫn thổn thức những tiếng nấc nghẹn ngào.
Tọa lạc trên những vạt đồi thông bạt ngàn xanh thuộc xã Vĩnh Tường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn là nơi yên nghỉ của hơn 10.000 liệt sĩ đã hy sinh trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại. 
Cách đó chưa đến 50 km là Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Đường 9 (thuộc TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị) nằm bên dòng Sông Hiếu là nơi an nghỉ của gần 10.000 chiến sĩ đã hy sinh trên chiến trường Đường 9, chiến trường Quảng Trị và trên đất bạn Lào
Cách đó chưa đến 50km là Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Đường 9 (thuộc TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị), nơi an nghỉ của các chiến sĩ đã hy sinh trên chiến trường Đường 9, chiến trường Quảng Trị và trên đất bạn Lào.
Tên các anh đã thành tên “Đất nước”. Xương máu các anh hòa vào lòng đất Mẹ! Và đâu đó trên mảnh đất Quảng Trị anh hùng này, vẫn còn hàng ngàn liệt sỹ chưa tìm ra dấu tích
Tên các anh đã thành tên “Đất nước”. Xương máu các anh hòa vào lòng đất Mẹ. Và đâu đó trên mảnh đất Quảng Trị anh hùng vẫn còn hàng ngàn liệt sĩ chưa tìm ra dấu tích.
Trong số hơn  10.700 mộ ở nghĩa trang đường 9, có đến hơn 6000 mộ liệt sĩ chưa biết tên. Hàng nối hàng, nhiều nấm mồ vuông vức chưa rõ tên tuổi, địa chỉ, quê quán, không năm sinh, năm mất. Trên mỗi tấm đá trắng ấy, dưới ngôi sao vàng khắc dòng chữ sơn đỏ: “Liệt sĩ chưa biết tên”,
Trong số hơn 10.700 mộ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Đường 9, có đến hơn 6.000 mộ liệt sĩ chưa biết tên. Trên mỗi tấm bia đá trắng, dưới ngôi sao vàng khắc dòng chữ sơn đỏ: “Liệt sĩ chưa biết tên”.
Đến nay, đã 48 năm trôi qua nhưng âm hưởng của cuộc chiến đấu ấy vẫn còn đó. Tinh thần bất diệt, tấm gương sáng ngời của các anh hùng liệt sĩ  chiến đấu bên thành cố Quảng Trị sẽ sống mãi với non sông Việt Nam. Hàng năm cứ dến dịp lễ 27/7 và ngày thành lập quân đội nhân Việt Nam, người dân khắp mọi miền đất nước lại tìm về bên bờ sông Thạch Hãn lịch sử để thả hoa đăng để bày tỏ lòng tri ân, tưởng niệm, ôn lại truyền thống của các thế hệ cha anh đi trước
Cứ đến ngày 27/7, bờ sông Thạch Hãn lại sáng màu hoa đăng. 

 

ựu chiến binh Hoàng Chí, Trưởng Ban Quản lý Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn đã hơn 20 năm gần gũi với đồng đội đang yên nghỉ nơi này luôn trăn trở, day dứt khi chứng kiến biết bao gia đình hàng chục năm nay vẫn chưa tìm được hài cốt người thân. Là con liệt sỹ, hơn ai hết ông Chí thấu hiểu nỗi đau mất mát này: “Bây giờ theo tôi thì Cục có công đưa lên thành lập ngân hàng gen là rất hợp lý nhưng làm chậm quá. Nếu để kéo dài thì chất lượng mẫu sinh phẩm càng khó khăn. Mẫu sinh phẩm để dưới đất càng lâu càng bị phân hủy. Thứ hai mẫu sinh phẩm người sống, phả hệ để lấy không có. Liệt sĩ khi đi chưa có vợ, chỉ có cha mẹ mà cha mẹ hiện đã già quá rồi, nếu để chậm sẽ càng ngày càng khó. Vì vậy, điều kiện nhà nước đầu tư đẩy nhanh tiến độ lấy mẫu sinh phẩm sẽ tốt cho đối tượng nhiều”.

Cựu chiến binh Hoàng Chí - Trưởng Ban Quản lý Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn đã hơn 20 năm gần gũi với đồng đội đang yên nghỉ nơi này. 

Thuận Hóa

 
TIN MỚI