Trẻ ở độ tuổi 0 đến 18 tuổi cao bao nhiêu là chuẩn?

03/04/2024 - 14:09

PNO - Chiều cao là một chỉ số quan trọng thể hiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Nhưng, còn nhiều ba mẹ còn chưa biết chiều cao chuẩn theo từng độ tuổi, hoặc tâm lý đợi con lớn xem con cao như thế nào rồi mới quan tâm đến việc con cao chuẩn hay không.

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé từ lúc mới sinh đến 18 tuổi là một phương thức đánh giá được mức độ phát triển về thể trạng của con theo từng tháng tuổi. Ba mẹ có thể đối chiếu chiều cao, cân nặng của con theo bảng dưới này:

Các cột mốc về phát triển chiều cao cho trẻ mà ba mẹ cần quan tâm

Giai đoạn bào thai

Trong suốt 9 tháng mang thai, người mẹ cố gắng đảm bảo dinh dưỡng tốt, nhằm tăng từ 10 - 12kg để em bé đạt được chiều cao 50cm ngay từ trong bụng mẹ. Lúc sinh, tương đương với cân nặng của em bé khoảng 3kg.

Cột mốc đầu tiên trong quá trình phát triển chiều cao của trẻ mà ít khi cha mẹ chú ý tới đó chính là giai đoạn ngay từ trong bào thai. Lúc này sự phát triển của trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ dinh dưỡng của người mẹ. Vì vậy, khi mang thai người mẹ cần được cung cấp chế độ dinh dưỡng tốt nhất để trẻ phát triển chiều cao thuận lợi.

Có thể bố mẹ chưa biết trẻ cao được thêm 1cm ở trong bụng mẹ thì chiều cao của con có thể cao thêm 10cm ở tuổi trưởng thành. Bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kỳ, hệ thống xương của trẻ được hình thành và phát triển nhanh chóng.

Giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tuổi

Năm thứ nhất, con có thể tăng đến 25cm, 2 năm tiếp theo mỗi năm tăng 10cm. Sau 4 tuổi, trung bình, con chỉ tăng 5 - 6cm/năm cho đến tuổi dậy thì. Giai đoạn từ 0 - 3 tuổi được tính từ khi em bé sinh ra cho đến khi em bé được 3 tuổi. Nếu giai đoạn này trẻ được nuôi dưỡng tốt có thể sẽ tăng chiều cao từ 25cm trong 12 tháng đầu và 10cm/năm trong năm tiếp theo.

Do đó, trong 3 năm đầu đời, em bé có thể tăng chiều cao tới 35cm. Chiều cao của trẻ giai đoạn này sẽ bằng 1⁄2 chiều cao lúc trưởng thành.

Giai đoạn dậy thì

Tuổi dậy thì thường được tính: bé gái từ 10 - 12 tuổi, bé trai từ 12 đến 14 tuổi. Giai đoạn từ 14 đến 16 tuổi đối với bé gái hoặc 14 đến 18 tuổi đối với bé trai là giai đoạn sau dậy thì.

Trong giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì thì có 1 năm em bé có thể tăng từ 8 - 12cm. Nếu như mỗi năm, ba mẹ có thể chăm sóc, cung cấp đủ dinh dưỡng cho em bé tốt. Thông thường với con gái, giai đoạn phát triển nhanh là từ 10 đến 12 tuổi và bé trai là từ 11 đến 13 tuổi. Sau tuổi dậy thì, con vẫn có thể cao, nhưng tốc độ tăng trưởng thường là rất chậm.

Giai đoạn dậy thì chính là giai đoạn phát triển chiều cao “trông thấy” của trẻ và đây cũng chính là cơ hội cuối để thúc đẩy tăng trưởng cho trẻ. Tuổi dậy thì sẽ có sự khác biệt giữa bé nam và bé nữ. Trong giai đoạn này trẻ có thể tăng chiều cao lên khoảng 12cm. Đây được coi là giai đoạn cuối cùng để trẻ phát triển chiều cao, cho đến năm 16 tuổi hầu hết chiều cao sẽ ngừng phát triển, bởi vì mô sụn ở tuổi dậy thì sẽ không còn kéo dài được nữa.

Châu Khoa

Nguồn: Midu MenaQ7

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI