Trẻ mắc bệnh xương thủy tinh thích thú khi được bơi lội

25/10/2019 - 13:39

PNO - Tùy vào thể trạng cũng như cách di chuyển của từng bé, giáo viên bơi lội có cách hướng dẫn riêng.

Xem clip:

Tre mac benh xuong thuy tinh thich thu khi duoc boi loi
Các em tự tin đi lại trong giờ giải lao

Em Nhin Đức Thắng đang điều trị bệnh xương thủy tinh tại Trung tâm Kim Cương Tươi Đẹp (quận 12, TP.HCM) vui mừng: “Lúc chưa vào đây, tay chân em yếu, chỉ ngồi một chỗ. Bây giờ, em đứng dậy, đi học được. Sáng em tập yoga, ăn sáng, rồi tập vật lý trị liệu, trưa ăn uống nghỉ ngơi, chiều tắm hồ bơi”.

Từng rất lo lắng về tình trạng sức khỏe của con, nhưng giờ, bà Lê Thị Thanh Trúc chia sẻ: “Trước khi vào trung tâm điều trị, xương bé rất yếu, bị gãy nhiều lần, chỉ cần ẵm lên mạnh tay là gãy. Nhưng sau thời gian gian điều trị, bé có thể tự lái xe 3 bánh đi học được rồi”.

Tre mac benh xuong thuy tinh thich thu khi duoc boi loi
Giờ giải lao luôn tràn ngập tiếng cười 

Ông Nguyễn Ngọc Vân - hướng dẫn viên bơi lội cho các bé bị xương thủy tinh - cho biết: “Tùy thuộc vào thể trạng của từng bé mà tôi có những cách thức hướng dẫn khác nhau. Tập luyện thể thao bằng phương pháp bơi lội rất tốt cho các bé bị xương thủy tinh vì hạn chế tối đa tình trạng chấn thương khi té ngã. Mọi bộ phận cơ thể của các bé đều được vận động trong quá trình bơi lội khiến thuốc lưu thông tốt hơn”.

Chị Phan Minh Nguyệt - Quản lý Trung tâm Kim Cương - cho biết: “Hiện tại, trung tâm đang điều trị miễn phí cho gần 50 trẻ. Phần lớn các trẻ tại đây đều mắc bệnh về xương khớp, đặc biệt là bệnh xương thủy tinh”.

Tại đây, trẻ được điều trị theo liệu pháp Diamond Bone với 4 nội dung: tập luyện, tinh thần, thực dưỡng và thuốc, trong đó tập luyện và thuốc là 2 nội dung chính. 

Tre mac benh xuong thuy tinh thich thu khi duoc boi loi
Các bé tự do bơi lội

Bác sĩ Trần Văn Năm - nguyên Phó viện trưởng điều hành Viện Y dược học dân tộc TP.HCM - thông tin: "Xương thủy tinh là một căn bệnh hiếm gặp, tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/20.000 tùy theo vùng quốc gia. Đây là bệnh do đột biến gen trong tế bào, bộ máy di truyền trong cơ thể bị mất đi chức năng tạo chất collagen nên xương bệnh nhân rất dễ gãy, dễ biến dạng".

Được biết, hiện tại bệnh này chưa có biện pháp điều trị tối ưu, kể cả trong và ngoài nước.

"Hiện tại, chúng tôi có một liệu trình chăm sóc tốt nhất cho người bệnh xương thủy tinh, bằng cách cung cấp chất collagen vào cơ thể, giúp xương chắc hơn" - bác sĩ Năm nói.

Tam Nguyên

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI