Trẻ em học hành quá vất vả khiến nhiều người sợ sinh con

20/05/2021 - 14:43

PNO - Loạt phim truyền hình nói về việc nuôi dạy con ở Trung Quốc đã thu hút lượng lớn người xem, tạo ra những cuộc tranh luận gay gắt.

Loạt phim mang tên Xiao She De hay Tiến thoái lưỡng nan, mô tả chuyện nuôi dạy con của hai gia đình trung lưu sống ở thành phố. Các phụ huynh phải đưa ra những lựa chọn khó khăn trong việc giáo dục con cái và những đứa trẻ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt ở trường.

Poster của loạt phim Tiến thoái lưỡng nan
Poster của loạt phim "Tiến thoái lưỡng nan"

Trong hầu hết các bình luận trên mạng xã hội về loạt phim, đa số mọi người đều cho biết họ cảm thấy “sợ có con” sau khi xem Tiến thoái lưỡng nan. Nhiều người ví von rằng bộ phim này còn hiệu nghiệm hơn cả “bao cao su” trong việc ngừa thai.

“Sau khi xem xong, tôi không muốn kết hôn và không muốn có con”, một khán giả bình luận .

“Trẻ em bây giờ thiệt khổ quá! Chúng phải bắt đầu học từ khi còn trong bụng mẹ. Nếu tôi có một đứa con, tôi chỉ hy vọng nó sẽ hạnh phúc và khỏe mạnh”, một người bình luận viết. “Nhưng khoan đã, sau khi suy nghĩ cẩn thận, tôi nghĩ con tôi cũng cần phải có điểm cao và phải dành nhiều thời gian cho việc học. Vậy thôi, tốt nhất là đừng có con. Không có con nghĩa là không có rắc rối nào cả”.

Những bình luận tương tự đang tràn ngập trên Internet khi nói đến loạt phim truyền hình miêu tả chân thực nỗi khổ của các bậc phụ huynh ở Trung Quốc liên quan đến việc học hành của con cái.

Những người làm cha làm mẹ bị giằng xé giữa việc ép con phải học hành chăm chỉ, hy sinh sở thích và thời gian vui chơi của chúng, hoặc để cho con có một cuộc sống thoải mái và hạnh phúc.

Trẻ em Trung Quốc được
Trẻ em Trung Quốc được nhồi nhét việc học từ nhỏ - Ảnh: China Daily

Một trong những nhân vật chính trong loạt phim là Yan Ziyou - một cậu bé 11 tuổi. Bé là một học sinh xuất sắc nhất vì người mẹ đã đưa con trai đến các cơ sở ngoại khóa để học thêm từ khi còn học mẫu giáo.

Sau khi Ziyou vào lớp 5, với sự cạnh tranh gay gắt nhằm giành được một suất học tại một trường trung học cơ sở trọng điểm, người mẹ đã buộc cậu bé học thêm nhiều buổi học ngoài giờ và cấm cậu chơi bóng đá - sở thích duy nhất của Ziyou.

Kết quả là Ziyou ghét học, bắt đầu có điểm kém và mắc chứng rối loạn tâm thần. “Tôi nghĩ mẹ tôi không hề yêu tôi. Mẹ chỉ muốn tôi có điểm số cao nhất,” Ziyou nói.

Nhân vật còn lại trong chương trình là một cô bé tên Xia Huanhuan học cùng lớp với Ziyou. Không giống như mẹ của Ziyou, cha mẹ của Huanhuan không bắt con tham gia bất kỳ lớp học thêm nào sau giờ học; thay vào đó, họ để cô bé được tự do vui chơi. Cô bé hát hay nhưng khổ nỗi lại đứng cuối lớp.

Cuộc sống của Huanhuan đã thay đổi đáng kể sau khi mẹ của bé nhận ra rằng kết quả học tập ấn tượng có thể là yếu tố cần thiết cho sự phát triển tương lai của con.

Sau đó, mẹ của Huanhuan đã học theo mẹ của Ziyou và lấp đầy thời gian của con gái bằng các lớp học thêm.

Thế là Huanhuan đạt điểm cao trong lớp, nhưng cô bé luôn chán nản và có mối quan hệ không tốt với cha mẹ. “Tội nghiệp những đứa trẻ này quá đi thôi”, một khán giả viết.

Loạt phim được phát vào thời điểm Trung Quốc chứng kiến tỷ lệ sinh liên tục giảm. Năm ngoái, 10 triệu trẻ em được sinh ra ở Trung Quốc. Con số này ít hơn nhiều so với 14,65 triệu ca sinh vào năm 2019 và 16,04 triệu của 10 năm trước.

Trung Quốc đã từ bỏ chính sách một con vào năm 2016 và cho phép các cặp vợ chồng sinh hai con. Nhưng sự thay đổi này đã không mang lại hiệu quả trong việc thúc đẩy các cặp vợ chồng sinh con.

Hashtag mang cụm chữ "thanh niên không dám sinh con" đã nhận được hàng ngàn lượt bình luận trên mạng xã hội Weibo, qua đó người dùng mạng cho rằng họ không thể sinh con do giá nhà quá cao, áp lực công việc và chi phí nuôi con.

Chính vì vậy, một số người cho rằng loạt phim Tiến thoái lưỡng nan càng làm cho các cặp đôi trẻ sợ có con. “Tôi nghĩ là đài truyền hình không nên phát loạt phim này,” một người bình luận.

An Bình (theo SCMP)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Đường về qua mấy sông sâu

    Đường về qua mấy sông sâu

    15-09-2024 06:56

    Bây giờ, phương tiện đi lại nhiều hơn, nhanh hơn nhưng đường về quê lại thăm thẳm hơn. Về quê thăm mẹ dường như cũng không được ưu tiên nữa…

  • Đường về nhà chưa bao giờ xa

    Đường về nhà chưa bao giờ xa

    14-09-2024 20:31

    Chị từng mải miết với cuộc sống bộn bề cho đến một ngày trở về nhà thì ba đã không còn nhận ra chị nữa…

  • Học cách yêu mình

    Học cách yêu mình

    14-09-2024 11:20

    Hành trình của chị bạn tôi và cô gái ấy giống nhau, nhưng kết quả lại khác nhau - một bên kết nối hơn, một bên khủng hoảng hơn.

  • Làm mẹ ở tuổi 13

    Làm mẹ ở tuổi 13

    14-09-2024 06:10

    Thấy bụng T.N. to ra, gia đình chỉ nghĩ em mập lên. Tới khi T.N. được đưa đi khám thì cái thai đã khoảng 7 tháng.

  • Khoảnh khắc nào bạn nhận ra mình muốn cùng người ấy đi đến hôn nhân?

    Khoảnh khắc nào bạn nhận ra mình muốn cùng người ấy đi đến hôn nhân?

    13-09-2024 19:04

    Yêu một người có thể chỉ qua một khoảnh khắc, nhưng ở bên một người đó lại là cả một hành trình từ tìm hiểu, cố gắng, thay đổi vì nhau...

  • Ly hôn sau mười mấy năm nuôi... giang hồ

    Ly hôn sau mười mấy năm nuôi... giang hồ

    13-09-2024 18:12

    Chị cố tìm cách, hết ngọt nhạt tỉ tê đến làm căng, gây áp lực mong anh nói thật, nhưng đều vô vọng.

  • Từ béo “biến” thành gầy cũng bị chỉ trích

    Từ béo “biến” thành gầy cũng bị chỉ trích

    13-09-2024 11:50

    Chuyện gì sẽ xảy ra khi một phụ nữ mũm mĩm nổi tiếng trên mạng xã hội nhờ thông điệp “bình đẳng hình thể” trở nên gầy đi?

  • Đừng nói "tôi không có ý gì..."

    Đừng nói "tôi không có ý gì..."

    13-09-2024 10:30

    Chê bai, miệt thị ngoại hình luôn khác xa với việc góp ý chân thành. Không thể lẫn lộn, đánh đồng.

  • Những "cái tên" khoét vào nỗi đau

    Những "cái tên" khoét vào nỗi đau

    13-09-2024 06:16

    Huy Lùn, Tâm Béo, Quý Trâu, Hà Lé, Lan Sáu Ngón... những “cái tên” tưởng “gọi cho vui” nhưng đã gây bao khổ đau, thậm chí làm nên nỗi hận khó gột.

  • Người giúp người trong hoạn nạn là đây

    Người giúp người trong hoạn nạn là đây

    12-09-2024 11:32

    Những thứ như cây đinh, miếng tôn, tấm ván, viên gạch, bao xi măng... xin đừng tăng giá! Người giúp nhau trong cơn hoạn nạn là ở đây, lúc này.

  • Mặn từng con chữ

    Mặn từng con chữ

    12-09-2024 06:09

    20 năm gắn với tụi nhỏ, mắt tôi thấm mặn không biết bao lần trước những trang đời bất hạnh. Không hoàn cảnh nào giống hoàn cảnh nào.

  • Cú lừa giữa tang thương

    Cú lừa giữa tang thương

    11-09-2024 22:25

    Hàng triệu người nghẹn ngào với hình ảnh người chồng đẩy vợ con trong chiếc thau, cùng vượt lũ. Nhưng hóa ra đây là ảnh được dựng để câu view.

  • Khi đàn ông cũng không dám ly hôn

    Khi đàn ông cũng không dám ly hôn

    11-09-2024 18:28

    Hàng chục lần tôi tha thứ, bỏ qua, vợ vẫn chứng nào tật đó. Tôi giận thì vợ bồng con bỏ đi...

  • Ngọn đuốc không tắt

    Ngọn đuốc không tắt

    11-09-2024 11:38

    Hai tiếng “đồng bào” của dân ta cứ sáng lòa trong tai ương, như ngọn đuốc chưa bao giờ và sẽ chẳng bao giờ tắt.

  • Dạy con điều gì từ tin tức thiên tai?

    Dạy con điều gì từ tin tức thiên tai?

    11-09-2024 08:31

    Hãy dạy con không phân biệt giàu nghèo, giai cấp, vùng miền... Bởi đứng trước thảm họa, tất cả chúng ta đều là những sinh linh nhỏ bé, mong manh.

  • Mẹ ơi con muốn làm việc

    Mẹ ơi con muốn làm việc

    11-09-2024 06:15

    Chị nhận ra rằng, không nên quá lo sợ mà cấm trẻ tiếp xúc với tiền bạc từ sớm. Trái lại, cần dạy con biết giá trị của đồng tiền.

  • Hôn nhân không có “sóng gió” to tát

    Hôn nhân không có “sóng gió” to tát

    10-09-2024 18:21

    Tôi cần đối diện với chính mình trước, xem chúng tôi đã rẽ 2 hướng khác nhau từ thời điểm nào, hay mâu thuẫn gì?

  • Tâm sự với con trẻ về công việc

    Tâm sự với con trẻ về công việc

    10-09-2024 15:46

    Thường xuyên trò chuyện với con về công việc không chỉ là một cách chia sẻ kiến thức mà còn là sợi dây gắn kết giữa cha mẹ và con cái.