Trẻ em, bà bầu TP.HCM cuống cuồng nhập viện do bệnh sởi bùng phát

12/01/2019 - 11:34

PNO - Tháng 1 lẽ ra là ‘cuối mùa sởi’ nhưng hiện tại trẻ em, người lớn, thai phụ đang phải nhập viện hàng loạt vì bệnh sởi đang gia tăng.

Tre em, ba bau TP.HCM cuong cuong nhap vien do benh soi bung phat
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM đang rơi vào tình trạng quá tải do bệnh sởi gia tăng nhanh chỉ trong vài tháng. Nếu tháng 8/2018, khoa Nội A của bệnh viện chỉ có 1 ca mắc bệnh sởi thì hiện tại khoa đã hết giường bệnh nội trú.
Tre em, ba bau TP.HCM cuong cuong nhap vien do benh soi bung phat

Bác sĩ CKII Huỳnh Thị Thúy Hoa – Trưởng khoa Nội A, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM – cho hay, bệnh sởi bắt đầu tăng dần kể từ tháng 11/2018, với 119 ca bệnh.

Đến tháng 12, con số này vụt lên gấp đôi với 266 ca. Đáng lo khi mới bước sang tháng 1/2019, người mắc bệnh sởi lại “kéo nhau” nhập viện với 62 ca, chưa tính số bệnh nhân đến khám và điều trị ngoại trú. Dự báo, số bệnh nhân nhập viện do bệnh sởi chưa có dấu hiệu dừng lại.

Tre em, ba bau TP.HCM cuong cuong nhap vien do benh soi bung phat
Tre em, ba bau TP.HCM cuong cuong nhap vien do benh soi bung phat
 
Tre em, ba bau TP.HCM cuong cuong nhap vien do benh soi bung phat
 
Tre em, ba bau TP.HCM cuong cuong nhap vien do benh soi bung phat
Người lớn thường chủ quan trong lúc chăm con nên cuối cùng nhập viện cùng con mình. Vừa qua, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới tiếp nhận 3 gia đình (từ 3 đến 4 người trong một nhà) lây bệnh sởi cho nhau rồi vào đây điều trị.
Tre em, ba bau TP.HCM cuong cuong nhap vien do benh soi bung phat
Bà P.T.B. (56 tuổi, ở Gò Vấp) đang nuôi cháu mắc bệnh cũng nằm viện theo. Bà băn khoăn với bác sĩ rằng, bệnh này của trẻ con sao bà lại mắc bệnh. Tại khoa Nội A, số người lớn mắc bệnh sởi nhập viện chiếm 50%.
Tre em, ba bau TP.HCM cuong cuong nhap vien do benh soi bung phat

Đáng lo ngại, nhiều thai phụ bị mắc bệnh sởi đã sinh non trong khi đang điều trị. Bác sĩ cho biết, tháng 11 cũng có thai phụ bị thai lưu.

Đến tháng 12 vừa qua, có đến 3 thai phụ mắc bệnh sởi biến chứng viêm phổi, chuyển dạ, có dấu sinh phải chuyển qua các bệnh viện phụ sản và sinh non.

Tre em, ba bau TP.HCM cuong cuong nhap vien do benh soi bung phat

Bác sĩ Hoa cho biết: “Hiện có 6 ca thai phụ mắc bệnh sởi đang điều trị với tuổi thai từ 8 đến trên 30 tuần.

Bệnh sởi không lây từ mẹ sang con nhưng phụ nữ mang thai bị mắc bệnh sởi thì miễn dịch rất yếu, dễ sinh non. Bệnh nhân cần được theo dõi sát để phòng ngừa các biến chứng”.

Tre em, ba bau TP.HCM cuong cuong nhap vien do benh soi bung phat

Bị sốt liên tục nhưng chị K.T.N.N. (28 tuổi, ở quận 7) đang mang thai 20 tuần tuổi chỉ đi khám bác sĩ tư chứ không vào bệnh viện. Chị N. được chẩn đoán sốt, viêm họng thông thường và được cho 10 ngày thuốc. 

Trong 10 ngày uống thuốc, chị vẫn sốt, mệt mỏi, khàn giọng, mặt sần sùi vì nổi ban. “Chịu không nổi, tôi nhờ người nhà đưa đi bệnh viện mới biết mình bị sởi. Bây giờ tôi lo lắng nhất là con của mình, mong cháu có thể cùng tôi vượt qua căn bệnh này”, chị N. nói.

Tre em, ba bau TP.HCM cuong cuong nhap vien do benh soi bung phat

Ngay cả nhiều nam giới cũng mắc bệnh sởi. Anh D.V.K. (27 tuổi, nhà ở quận 4) vào bệnh viện điều trị đã 4 ngày. Cả người anh nổi ban, mắt đỏ, mệt mỏi.

Giọng khàn đặc, anh K. nói: “Tôi bị bệnh đến nay hơn 7 ngày. Lúc đầu, tôi rất đau họng, sau đó chuyển sang chảy nước mắt, sốt, ho rất nhiều, đi khám bác sĩ bên ngoài, tôi được chẩn đoán viêm họng và cho thuốc uống.

Nhưng tôi ho nhiều hơn, mệt mỏi, đau nhức khắp người nên đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới khám lại thì phải nhập viện vì sởi. Tôi chưa từng mắc bệnh này nên nghĩ chỉ có trẻ em mới bị”.

Tre em, ba bau TP.HCM cuong cuong nhap vien do benh soi bung phat
Ở phòng bệnh, bé gái 8 tuổi được người nhà lén cho vào chơi với đứa em 4 tuổi đang điều trị, bà T.T.H. (62 tuổi, bà ngoại của hai bé) nói: “Hôm nay em của nó được xuất viện nên tôi dẫn cháu lớn vào chơi một chút rồi về. Mẹ nó đang đi đóng tiền, có giấy xuất viện là về liền”.
Tre em, ba bau TP.HCM cuong cuong nhap vien do benh soi bung phat

Theo bác sĩ  Huỳnh Thị Thúy Hoa, bệnh sởi lây qua đường hô hấp, dịch tiết của người bệnh khi ho, hắc hơi bắn ra không khí và người xung quanh hít vào.

Vì vậy, bất kỳ ai cũng không nên chủ quan, nhất là đối với người chưa tiêm phòng căn bệnh này. Ngay cả bác sĩ của khoa đã nhiều lần nhắc nhở nhưng người thăm nuôi vẫn dẫn theo trẻ em và cho rằng đi thăm rồi về liền sẽ không bị lây bệnh.

Tre em, ba bau TP.HCM cuong cuong nhap vien do benh soi bung phat
Triệu chứng điển hình của sởi sốt gồm: ho, hắt hơi, mắt mũi tèm nhem, ban đỏ rất điển hình.

Bệnh sởi gây biến chứng gì?

Bác sĩ CKII Huỳnh Thị Thúy Hoa – Trưởng khoa Nội A, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM - khuyến cáo: năm 2019 là năm chu kỳ dịch sởi sau 4 năm bùng phát vào năm 2014, vì vậy người dân không chủ quan khi người bên cạnh mắc bệnh sởi.

Phần lớn, trẻ dưới 1 tuổi bị sởi thường biến chứng qua viêm tai giữa, viêm phổi, viêm phế quản dẫn đến suy hô hấp… Một số trường hợp trẻ có nguy cơ loét giác mạc, suy dinh dưỡng.

Tiêm vắc xin sởi cho người lớn có được không?

Khi trẻ từ 9 tháng tuổi phải được tiêm vắc xin sởi phòng chống bệnh, và nhớ tiêm nhắc mũi tứ 2 lúc 18 tháng. 

Với người lớn chưa tiêm ngừa vắc xin sởi hoặc không nhớ rõ từng chích ngừa vẫn có thể chủ động đi tiêm vắc xin phòng bệnh. Riêng phụ nữ có ý định mang thai cũng nên tiêm vắc xin và tuyệt đối không tiêm vắc xin sởi trong lúc đang mang thai.

Dấu hiệu mắc bệnh sởi?

Các dấu hiệu gợi ý có thể mắc bệnh sởi như: sốt, đau họng, ho khan, sổ mũi, mắt sưng đỏ, chảy nước mắt, ghèn, sổ mũi , mắt mũi tèm nhem mệt mỏi. Hai ngày tiếp theo mặt bị nổi ban đỏ, sau đó phát ban ở ngực, lưng, tay chân.

Khi có những triệu chứng trên, người bệnh nên đến các cơ sở y tế địa phương như các bệnh viện quận, huyện, phòng khám…. để bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị.

Ai nhập viện điều trị sởi?

Những trường hợp có biến chứng như viêm phổi hoặc cơ địa đặc biệt như thai phụ hoặc suy giảm miễn dịch… nên  nhập viện điều trị.

Với bệnh nhân chưa có biến chứng, bác sĩ có thể cho theo dõi và cách ly tại nhà ít nhất 4 -5  ngày sau phát ban sởi.

Để ngừa sởi lây cho cộng đồng, cần mang khẩu trang y tế, hạn chế đến nơi đông người tránh lây lan cho người xung quanh. Ngoài ra, người dân nên tăng cường vệ sinh cá nhân, môi trường sống, rửa tay bằng xà phòng, bổ sung vitamin C… để ngừa và phòng bệnh lây lan.

Phạm An

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI