Trẻ em Ấn Độ phải trả giá cho sự phân biệt giới tính

15/09/2013 - 16:01

PNO - PNO - Vụ hiếp dâm tập thể ở Delhi, cùng với các vụ việc tương tự sau đó, đã nêu bật vấn đề bạo lực đối với phụ nữ Ấn Độ. Nó cũng khiến nhiều người phải đặt câu hỏi tại sao phụ nữ nước này bị đối xử kém tôn...

edf40wrjww2tblPage:Content

Phụ nữ ở Ấn Độ bị phân biệt đối xử ngay từ trước khi ra đời - nạn phá bào thai nữ vẫn được tiến hành rộng rãi, dẫn đến mất cân đối nghiêm trọng về tỷ lệ giới tính ở trẻ sơ sinh.

Tre em An Do phai tra gia cho su phan biet gioi tinh

Phụ nữ Ấn Độ biểu tình trong ngày Quốc tế Phụ nữ Thế giới tại Kolkata - Ảnh: AFP

Đối với trẻ sơ sinh dưới một năm tuổi, số bé trai nhiều hơn bé gái vào khoảng một triệu bé.

Bà Vani Subramaniam, một nhà hoạt động nữ quyền, nói rằng: "Bất kỳ phòng khám phụ sản nào bạn đến, không cần phải nói chuyện với bác sĩ, chỉ cần nhìn vào danh sách hình ảnh, bạn sẽ thấy số trẻ nam vượt trội so với số trẻ em gái. Khuynh hướng này là không thể chối bỏ”.

Tỷ lệ giới tính chênh lệch ngày càng tồi tệ hơn, khi độ tuổi khảo sát tăng lên: Đến 6 tuổi, bé trai nhiều hơn bé gái 7 triệu em. Chênh lệch còn tăng mạnh hơn trong độ tuổi 7-15, khi số các em trai vượt số các em gái hơn 11 triệu người.

Các thống kê này chỉ ra một sự phân biệt đối xử chết người - các bé gái bị bỏ rơi trong khi các bé trai được ưu đãi.

Những nỗ lực của chính phủ và xã hội dân sự để đảo ngược xu hướng này chưa mang lại nhiều kết quả, và các chuyên gia tiếp tục cảnh báo về những hậu quả của việc mất cân bằng giới tính.

Các biện pháp chính phủ Ấn Độ áp dụng dường như không hiệu quả. Mặc dù đã có lệnh cấm phá thai chọn lọc, tệ nạn giết trẻ sơ sinh nữ vẫn là một thực tế phổ biến, đặc biệt là ở các thị trấn nhỏ và nông thôn.

Chỉ có một an ủi nhỏ là mặc dù ít hơn về số lượng so với nam giới, phụ nữ Ấn Độ “tốt hơn” trong một số lĩnh vực.

Tiến sĩ Ash Narain Roy, một nhà xã hội học tên tuổi, cho biết: "Tỷ lệ biết chữ của phụ nữ tăng mạnh hơn so với nam giới, đây là một dấu hiệu tích cực. Số nữ giới biết chữ tăng 11% trong khi số nam giới biết chữ chỉ tăng 6%. Ngày càng có nhiều cô gái biết chữ”.

Đàn ông và phụ nữ đều bình đẳng trước hiến pháp, nhưng theo truyền thống của người Ấn, con trai được ưa chuộng vì chúng duy trì dòng dõi gia đình, và cách duy nhất để thay đổi điều này, là thay đổi tư duy truyền thống.

CẨM HÀ (Theo CNA, PTI)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI