Trẻ đuối nước và lời thỉnh cầu ngành giáo dục

18/04/2016 - 07:52

PNO - Sao cứ phải đợi có hồ bơi đạt chuẩn mới dạy bơi cho HS? Nếu không đủ điều kiện để dạy HS bơi lội thì có thể dạy các em kỹ năng..."

Tre duoi nuoc va loi thinh cau nganh giao duc
Sau nhiều năm ngành giáo dục triển khai dạy bơi lội, phòng chống đuối nước cho học sinh, hiện hoạt động này vẫn tiếp tục thí điểm - Ảnh: P.Huy

Chín học sinh (HS) chết đuối cùng lúc tại quảng ngãi là nỗi đau không gì bù đắp. Những cái chết thương tâm như vậy vẫn thường xuyên xảy ra trên khắp đất nước Việt Nam với đặc thù nhiều sông ngòi, kênh rạch và bờ biển dài. Điều lạ là sau nhiều năm ngành giáo dục triển khai dạy bơi lội, phòng chống đuối nước cho HS, hiện hoạt động này vẫn tiếp tục thí điểm.

Chuyện dạy bơi: Có cũng được, không cũng chẳng sao!

Cứ sau mỗi tai nạn chết đuối thương tâm, dư luận lại đòi hỏi phải dạy bơi cho con trẻ. Năm 2010, sau những vụ HS chết đuối liên tiếp xảy ra, Bộ GD-ĐT đã có công văn chỉ đạo các sở GD-ĐT trên cả nước triển khai công tác phòng chống đuối nước cho HS tiểu học.

Chỉ đạo này yêu cầu các tỉnh thành triển khai mô hình thí điểm dạy bơi trong các trường tiểu học bằng các hình thức phù hợp với từng địa phương. Chậm nhất, vào năm học 2014-2015, cả nước phải hoàn tất mô hình thí điểm trước khi tổ chức dạy bơi đại trà. Tuy nhiên, đến nay chỉ vài thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng triển khai “cầm chừng”. Nhiều vùng nông thôn, chuyện dạy bơi trong nhà trường càng là chuyện không tưởng.

TP.HCM là địa phương đi đầu trong việc lập kế hoạch phổ cập bơi lội cho HS, nhưng thống kê cho thấy, hiện mới chỉ hơn 100 trường trong tổng số hơn 1.800 trường có hồ bơi. Tại H.Bình Chánh chỉ một trường có hồ bơi, hơn 50.000 HS ở các trường tiểu học và THCS phải thay nhau học bơi ở bố n hồ bơi tư nhân trên địa bàn hoặc sang các quận huyện lân cận. Q.5, Q.Gò Vấp, Q.Tân Bình, Q.Tân Phú, H.Hóc Môn, H.Củ Chi… cũng vài trường có hồ bơi, nhưng vì thiếu giáo viên có chuyên môn bơi lội nên việc dạy bơi cho HS như cưỡi ngựa xem hoa.

Ở các tỉnh ĐBSCL, với mật độ sông ngòi, hồ ao dày đặc, lẽ ra việc dạy bơi cho HS phải là quan tâm số một, nhưng hiện các địa phương này vẫn bình chân như vại. Hầu hết HS lớp 12 ở các trường THPT tại Trà Vinh khẳng định mì nh không biết bơi và chưa từng được nhà trường dạy bơi lội. Lý do được các trường đưa ra là không trường nào tại tỉnh này, từ tiểu học đến THPT, có hồ bơi. Nhiều trường ở các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long… cũng cho biết chuyện dạy bơi cho HS vẫn chỉ là kế hoạch.

Cũng khó trách các trường, bởi trong chương trình giáo dục, bơi lội chỉ là một môn thể dục tự chọn như bao môn khác, có cũng được, không có cũng không sao. Nhiều trường học xây mới rất hoành tráng nhưng không có hồ bơi. Khi không bắt buộc, lại thiếu cơ sở vật chất, các trường cũng không việc gì phải vội “chạy”, nhất là khi họ đang phải đối mặt với nhiều nhiệm vụ nặng nề khác.

ThS giáo dục Phạm Phúc Thịnh - Giám đốc Trung tâm tư vấn Nhịp cầu hạnh phúc, giảng viên Trường ĐH Kinh tế-kỹ thuật Bình Dương, phân tích: “Ngành giáo dục của chúng ta đang nhầm lẫn khái niệm giáo dục HS phát triển toàn diện. HS từ lớp 1-12, được dạy quá nhiều môn thể dục thể thao như nhảy xa, chạy, đá cầu, bóng chuyền, cầu lông… nhưng lại “quên” dạy những môn căn bản giúp các em có kỹ năng sinh tồn như bơi lội. Hậu quả là HS không có khả năng thoát hiểm, cũng chẳng chơi được môn thể thao nào cho ra hồn”.

Cần trở thành một kỹ năng bắt buộc

Theo Bộ LĐ-TB-XH, mỗi ngày Việt Nam có khoảng chí n trẻ em bị hà bá cướp đi sinh mạng. Việc dạy bơi cho trẻ là vô cùng cần thiết và cần phải có giải pháp thực hiện hiệu quả ngay, chứ không thể “quyết tâm” trên giấy.

Về giải pháp, nhiều phụ huynh kiến nghị đưa dạy bơi vào chương trình giáo dục chính khóa, đặt mục tiêu cụ thể cho từng cấp học. Chị Minh Thu, một phụ huynh ở Tiền Giang, bức xúc: “Tôi có hai cháu trai, đứa lớn đang học 10 và đứa nhỏ học lớp 7. Sống ở miền sông nước, nhưng cả hai cháu đều không biết bơi. Tôi mong rằng, tai nạn bi thảm ở Quảng Ngãi lần này đủ để ngành giáo dục thức tỉnh và phải xem bơi lội là kỹ năng bắt buộc với HS. Một kỹ năng sinh tồn quan trọng như vậ y mà lại xem nhẹ là không ổn. Học toán, học lý luận cho cao siêu để làm gì khi mà tính mạng không giữ được”.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI