Nếu con bạn là một đứa bướng bỉnh thì bạn may mắn đấy. Những đứa trẻ như vậy có thể là một thử thách khi chúng còn nhỏ, nhưng nếu cha mẹ tâm lý và hiểu trẻ thì chúng sẽ trở thành những con người tuyệt vời trong tương lai.
Chúng luôn tự cố gắng và tự tiến lên phía trước, có thể làm những thứ mình muốn và chắc chắn sẽ không hề thua kém những đứa trẻ cùng tuổi. Nếu cha mẹ chúng ta có thể khéo léo để quản mà không “phá vỡ ý chí của trẻ” thì những đứa trẻ này lớn lên thường sẽ là những nhà lãnh đạo giỏi giang.
Nhưng chính xác thì một đứa trẻ cứng đầu là như thế nào? Một số vị phụ huynh gọi đó là “cứng đầu” hoặc “bướng bỉnh”, nhưng chúng ta cũng có thể nhìn nhận rằng trẻ có ý chí mạnh mẽ này giống như những con người chính trực vậy, không dễ bị ảnh hưởng bởi quan điểm của người khác.
Chúng luôn hăng say, mạnh mẽ và rất dũng cảm. Luôn muốn tự tìm hiểu mọi thứ hơn là chấp nhận những gì người khác nói cho biết, vì thế chúng luôn đặt ra những thử thách cho mình hết lần này đến lần khác. Chúng luôn muốn được “tự phụ trách” bản thân, và đôi khi sẽ đặt mong muốn “có quyền” lên trên mọi thứ khác.
Khi trái tim muốn thì lý trí của chúng rất khó để thay đổi được. Những đứa trẻ này luôn có một cảm xúc mạnh mẽ, đầy đam mê và luôn sống hết mình.
Thông thường, những đứa cứng đầu luôn có thiên hướng đấu tranh chống lại ba mẹ mình. Tuy nhiên, bạn không cần phải đáp lại tất cả mọi lập luận, lý lẽ mà chúng đặt ra cho bạn.
Nếu có thể thì hãy thở một hơi thật sâu khi con làm trái ý bạn và hãy nhắc nhở bản thân rằng bạn có thể cho con bạn giữ thể diện mà vẫn nhận được những gì bạn muốn, bạn có thể tìm hiểu để biết rõ hơn và tránh được những cuộc đấu tranh quyền lực như thế.
Chẳng có ai thích bị bắt phải làm này làm nọ cả, và những đứa trẻ cứng đầu thì lại càng thấy như vậy là không thể chịu đựng nổi ấy chứ. Cha mẹ có thể tránh việc phải chiến tranh bằng cách giúp cho trẻ hiểu được những gì cần thiết ngay cả khi cha mẹ có đặt ra những giới hạn.
Hãy cố đồng cảm với trẻ, cho chúng quyền lựa chọn và giúp chúng hiểu rằng cần phải tôn trọng người còn lại. Hãy tìm cách giúp trẻ tự kiềm chế mình chứ không phải việc đặt ra các luật lệ chỉ để trẻ không giở chứng giữa chừng và nên dạy chúng những kỹ năng cần thiết của việc đàm phán và thỏa hiệp.
Những đứa trẻ cứng đầu không chỉ có “cứng đầu” thôi đâu. Chúng sẽ cảm thấy lòng tự trọng bị tổn thương nếu mình đang bị buộc phải làm theo lệnh của người khác. Nếu trẻ có quyền được lựa chọn thì chúng sẽ rất hợp tác với ta.
Nếu điều đó khiến bạn khó chịu vì bạn nghĩ việc vâng lời người lớn là điều tất nhiên thì tôi nghĩ bạn nên xem lại nhé. Dĩ nhiên là bạn muốn nuôi dạy một đứa con ngoan ngoãn, có trách nhiệm một cách nhẹ nhàng, nhưng đó không có nghĩa là trẻ lúc nào cũng phải vâng lời, điều đó chỉ đúng khi bạn cho nó là đúng thôi.
Tất nhiên là bạn luôn muốn con mình làm theo những gì bạn bảo những có thể trẻ làm theo không phải vì trẻ đang vâng lời, mà là vì trẻ làm theo những gì người lớn bảo mà thôi. Chắc chắn rằng bạn muốn trẻ làm theo những gì bạn nói bởi vì chúng tin tưởng vào bạn đúng không?
Có phải bạn muốn con mình có tính tự giác, biết chịu trách nhiệm, và ân cần – quan trọng nhất, có thể tự phân biệt để tìm ra người tin tưởng được và khi nào thì nên nghe lời người khác không?
Vậy thì bạn cần biết rằng những hành động làm tổn thương đến lòng tự trọng của trẻ có thể khiến chúng nghe lời những người khác chứ không phải bố mẹ mình và phá vỡ lòng tin trẻ dành cho bạn.
Điều đó nghĩa là những đứa trẻ cứng đầu luôn thừa năng lượng, tính thách thức cao và bền bỉ. Làm thế nào để chúng ta có thể gìn giữ những phẩm chấy tuyệt vời ấy và khuyến khích trẻ hợp tác với mình?
Sau đây là 10 lời khuyên dành cho phụ huynh để có thể hòa giải với những đứa trẻ cứng đầu ấy:
1. Luôn nhớ rằng trẻ cứng đầu là những người học hỏi dựa trên trải nghiệm của chính mình
Điều đó có nghĩa là trẻ phải tự mình xem ví dụ như cái lò nướng có nóng hay không. Trừ khi bạn lo lắng về những chấn thương nghiêm trọng, thì đó là một cách hiệp quả để trẻ có thể học thông qua việc tự rút kinh nghiệm cho bản thân thay vì cố kiểm soát trẻ.
Và bạn có thể hy vọng rằng trẻ nên tự thử thách giới hạn của mình, đó là cách mà chúng học hỏi. Một khi bạn hiểu rõ điều đó thì sẽ dễ giữ bình tĩnh hơn, có thể tránh được những cơn đau tim bất chợt nữa.
2. Đứa con cứng đầu của bạn luôn muốn tự làm chủ mọi thứ
Nếu có thể thì bạn hãy cho trẻ phụ trách những hoạt động riêng của mình, càng nhiều càng tốt. Đứng cằn nhằn khi con bé hay thằng bé đang cố gắng tự đánh răng mà hãy thử hỏi “Con có cần mẹ giúp gì nữa không?”, nếu trẻ không cần thì hãy bỏ việc đó ra khỏi danh sách và hỏi những câu khác như: “Mỗi sáng chúng ta đều đánh răng, vệ sinh cá nhân, ăn sáng rồi soạn sách vở. Mẹ thấy con đã tự sắp đồ vào cặp được rồi, tốt lắm! Bây giờ con có cần mẹ giúp gì trước khi chúng ta đến trường không?” Trẻ sẽ cảm thấy độc lập hơn và trách nhiệm hơn.
3. Hãy đưa con bạn quyền lựa chọn
Nếu bạn tự quyết định món ăn cho con thì trẻ sẽ xù lông ngay lập tức. Nhưng nếu bạn cho con tự chọn thì trẻ sẽ có cảm giác như thể đang tự làm chủ vận mệnh của mình vậy. Tất nhiên, chỉ gọi món thôi thì cũng đơn giản và đừng để bản thân cảm thấy bực bội khi bạn cảm thấy như đang dần mất đi sức mạnh của mình đối với trẻ.
Và nếu việc đi mua sắm là việc không thể tránh khỏi và trẻ vẫn muốn tiếp tục chơi thì sự lựa chọn thích hợp là: “Con muốn đi bây giờ hay đi trong 10 phút nữa? Được rồi, 10 phút và không nhiễu nhé? Nhưng nếu con không thể dừng chơi được sau 10 phút thì sao? Mẹ có thể làm gì để giúp con?”
4. Cho con bạn quyền tự quyết định những vấn đề trên cơ thể của mình
“Mẹ biết rằng con không muốn mặc áo khoác vào ngày hôm nay. Nhưng mẹ nghĩ rằng ngoài trời hôm nay rất lạnh và mẹ chắc chắn cần một cái áo khoác đấy. Tất nhiên là con có thể quyết định chuyện này, miễn là con luôn khỏe mạnh là được, nên con có thể quyết định xem có nên mặc áo hay không nhé. Nhưng mẹ sợ rằng con sẽ bị lạnh khi chúng ta ra ngoài đấy và mẹ không muốn quay lại nhà vì con muốn mặc thêm áo đâu. Vậy nên mẹ sẽ cho áo khoác của con vào ba lô và nếu con thay đổi ý nghĩ thì sẽ có áo luôn đúng không?”
Những câu nói kiểu này luôn có hiệu quả tốt hơn là bạn cứ cố nhét trẻ vào một cái áo và khiến buổi sáng của cả hai mẹ con trở nên nặng nề. Và một khi trẻ không cảm thấy mất mặt khi mặc áo khoác thì chúng sẽ cần nó khi cảm thấy lạnh thôi mà.
Có thể là trẻ khó có thể tưởng tượng được cái lạnh ở ngoài khi đang ấm áp trong nhà nên đối với chúng thì mặc áo khoác như một điều rắc rối thôi mà. Trẻ sẽ nghĩ mình đúng – vì cơ thể đang ấm áp mà – nên tất nhiên trẻ sẽ cố gắng chống lại bạn. Bạn không nên phá hoại sự tự tin của trẻ, chỉ nên dạy con rằng không có sự xấu hổ trong việc thay đổi quyết định của mình.
5. Tránh việc chiến tranh bằng cách sử dụng những thói quen và quy tắc
Bằng cách đó, bạn sẽ không phải là nhân vật xấu xa đang quản lý trẻ, đó chỉ là:
“Giờ tắt đèn đi ngủ là 9 giờ tối. Nếu con nhanh lên thì chúng ta sẽ có thể đọc được 2 quyển truyện đấy” hoặc “Trong nhà mình, chúng ta luôn phải làm xong bài tập mới được xem ti vi”.
6. Đừng khiến trẻ phải đối đầu với bạn
Nếu bạn đang đứng ở một vị trí khó xử thì bạn có thể đẩy con mình vào cảnh phải đối đầu với chính bạn chỉ để chứng minh một điều gì đó. Những lúc như vậy bạn chỉ cần dừng lại, hít thở một chút và nhắc nhở bản thân rằng chiến thắng một cuộc chiến với con bạn luôn khiến bạn phải mất một thứ quan trọng nhất: mối quan hệ với con.
Nếu trẻ không thể tự làm được thì hãy nói phần nào trẻ có thể tự quyết định, hoặc tìm một cách khác để cho trẻ có thể tự đáp ứng nhu cầu của mình mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe hay sự an toàn của trẻ.
7. Tránh việc chiến tranh với con bằng cách để cho trẻ tự giữ thể diện của mình
Bạn không cần phải chứng mình rằng mình đúng. Bạn có thể (và nên) đặt kỳ vọng của mình vào trẻ và khuyến khích chúng. Nhưng trong mọi trường hợp thì bạn không nên cố làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ hoặc cố buộc trẻ phải đồng ý với quan điểm của mình. Trẻ đã làm theo những gì bạn muốn và trẻ hoàn toàn có quyền được nêu ý kiến cũng như bộc lộ cảm xúc của riêng mình.
8. Hãy lắng nghe nhé
Bạn là người lớn nên bạn có thể là người biết rõ nhất về mọi chuyện, nhưng những đứa trẻ cứng đầu của bạn có một ý chí mạnh mẽ và một lòng tự trọng rất cao đấy. Trẻ có ý nghĩ rằng sẽ tự giữ vững vị trí của mình và chúng đang cố gắng bảo vệ cái gì đó quan trọng đối với mình.
Việc tốt nhất bạn nên làm là lắng nghe một cách bình tĩnh và tỏ ra hiểu rõ những gì đang khiến cho trẻ đối đầu với bạn.
Ví dụ như nói một câu không phê phán như này: “Mẹ hiểu rằng con không muốn đi tắm. Nhưng con có thể cho mẹ biết thêm lý do tại sao con không muốn không?” Bạn có thể gợi ra những thông tin rằng trẻ sợ rằng mình đang đi xuống cống. Nó có vẻ như không phải là một lý do tốt với bạn, nhưng bé luôn có một lý do nào đó. Và bạn sẽ không hiểu điều đó nếu bạn chiến tranh với trẻ và bắt chúng phải vào bồn tắm.
9. Hãy đặt mình vào vị trí của trẻ
Ví dụ như, trẻ có thể tức giận vì bạn đã hứa sẽ giặt cái chăn siêu nhân của trẻ nhưng lại quên mất. Với bạn thì trẻ đang trở nên bướng bỉnh nhưng với trẻ thì chúng đang rất giận và bạn đang trở thành một người dối trá vì trẻ không được phép phá vỡ lời hứa với bạn nhưng bạn lại không giữ lời hứa của chính mình.
Vậy làm cách nào để giải quyết chuyện này cho ổn thỏa? Bạn cần phải xin lỗi một cách chân thành vì đã không giữ lời hứa và hãy trấn an trẻ rằng bạn đang cố gắng để giữ lời hứa, và sau đó hay đi giặt cái chăn đi.
Bạn có thể kéo trẻ vào làm cùng và dạy cho trẻ cách để giặt quần áo của riêng mình để sau này con có thể giúp bạn trong những việc nhà như thế này. Chỉ cần nghĩ đến việc bạn muốn được đối xử như thế nào và hãy đối xử với trẻ như vậy thôi.
10. Đưa ra kỷ luật thông qua các mối quan hệ, đừng bao giờ thông qua các hình phạt
Đa phần trẻ cư xử vì chúng muốn làm hài lòng cha mẹ. Bạn càng gồng mình và phạt con thì bạn càng làm cho mong muốn làm vui lòng bạn trong trẻ biến mất. Nếu trẻ khó chịu, sợ hãi hay thất vọng, hãy giúp trẻ bộc lộ nó ra, sau đó nó sẽ bốc hơi mà thôi.
Trẻ sẽ sẵn sàng lắng nghe khi bạn nhắc nhở với chúng rằng trong nhà mình thì tất cả mọi người luôn tử tế với nhau. (Tất nhiên bạn phải làm điều đó trước. Con bạn sẽ có thể không làm theo những gì bạn nói nhưng trẻ sẽ luôn làm theo những gì bạn làm.)
11. Hãy tôn trọng và cảm thông với trẻ
Hầu hết những đứa trẻ cứng đầu đều chiến đấu để được tôn trọng. Nếu bạn tôn trọng trẻ thì chúng không cần phải chiến đấu để bảo vệ vị trí của mình nữa.
Nếu bạn thấy quan điểm của trẻ và nghĩ chúng là sai, ví dụ như thằng bé muốn mặc chiếc áo choàng siêu nhân đến chùa và bạn nghĩ rằng điều đó là không thích hợp thì hãy cố cảm thông với trẻ và nói cho trẻ hiểu giới hạn của bạn.
“Con thích cái áo choàng này và muốn mặc nó phải không? Nhưng khi chúng ta đến chùa thì phải ăn mặc lịch sự để thể hiện sự tôn trọng, nên chúng ta không thể mặc áo choàng đến đó được. Mẹ biết con muốn mặc nó nên chúng ta sẽ mang nó đi và chỉ mặc nó trên đường về nhà thôi nhé?”
Liệu có giống một vị phụ huynh tiêu cực quá không? Không hề nhé. Bạn đang đặt ra giới hạn mà thôi. Nhưng chỉ nên đặt giới hạn khi bạn hiểu suy nghĩ của con và có thể làm cho trẻ hợp tác với mình.
Minh An