Trao học bổng “Nữ sinh hiếu học, vượt khó”: Lan tỏa bài học yêu thương

18/08/2015 - 05:34

PNO - Thông điệp về sự sẻ chia như một mạch ngầm xuyên suốt chương trình; chạm vào những tấm lòng đau đáu muốn cho đi...

Khi sự lan tỏa, cho đi được nhắc lại trong lời chia sẻ của bà Lê Huyền Ái Mỹ - Tổng biên tập báo Phụ Nữ, ở hàng cuối cùng trong dãy ghế dành cho phụ huynh, một cụ ông lặng lẽ lau nước mắt. Ông tâm sự: “Sẵn nghĩ về điều này từ lúc chuẩn bị đưa cháu ngoại đến đây nên giờ tôi xúc động khi có người đề cập”. Suốt chương trình trao học bổng "Nữ sinh hiếu học, vượt khó" sáng ngày 15/8, cụ lại mấy lần rưng rưng.

Trao hoc bong “Nu sinh hieu hoc, vuot kho”: Lan toa bai hoc yeu thuong
Hình ảnh buổi giao lưu

Những câu chuyện ngắn - dài

Diễn ra vào 9g, nhưng từ 8g, hội trường chương trình trao học bổng “Nữ sinh hiếu học, vượt khó” đã gần đầy kín. Phía bên phải, hớn hở trong những bộ đồng phục tươm tất, 165 nữ sinh (thuộc các quận 2, Bình Thạnh, 9, Thủ Đức, các khu chế xuất, các đại lý bán báo) hoặc ngồi ngay ngắn, háo hức quan sát, hoặc tụm đầu lại chuyện trò.

Ngoài sân, đi cùng nhóm nữ sinh Q.Thủ Đức, em Trần Thị Ngọc Liễu chậm rãi bước lên tam cấp, rồi cẩn thận bước từng bước một vào bên trong. Hơi thở khó nhọc dần trở lại nhịp nhàng khi thả người xuống ghế, Liễu thật thà: “Em hồi hộp nên hơi mệt chút thôi”. Bị bệnh tim bẩm sinh di truyền 17 năm qua, bất kỳ một việc làm quá sức, hay một cảm xúc khác thường đều khiến Liễu khó thở, hồi hộp, hoặc ngất xỉu.

Bao nhiêu năm con gái đến trường là chừng ấy thời gian chị Huỳnh Thị Thanh Vân thắc thỏm trước những cuộc điện thoại. Xóm nhỏ trên con đường số 36 P.Linh Đông, Q.Thủ Đức hôm nào cũng sẵn sàng cho một chuyến cấp cứu từ nhà chị Vân.

Cũng hở van 3/4 vì bệnh tim bẩm sinh, lại “làm ngơ” trước chỉ định “mổ gấp” của bác sĩ từ 10 năm nay, anh Trần Văn Đắc - ba Liễu thường xuyên ngất xỉu. Năm ngoái, chị Vân cũng được phát hiện bệnh tiểu đường đã sang giai đoạn nặng. Từ đó, chị nghỉ việc. Vợ chồng cùng chuyển sang nhận giữ trẻ.

Dáng người cao ráo, gương mặt xinh xắn cùng vẻ rạng rỡ, háo hức của Liễu khi ngồi giữa các nữ sinh trước giờ nhận học bổng chẳng “kể” điều gì về những buổi sáng phải dậy thật sớm, “trừ hao” khoảng thời gian vừa leo cầu thang vừa nghỉ mệt để đến tận lầu 3, vào lớp học.

Lời khẳng định “em chẳng mong muốn điều gì, ngoài việc đủ sức khỏe và đủ tiền để đi học” của Liễu trước chương trình là mười phần chân thật. Bởi, năm trước, sau lúc vui sướng tột cùng vì được tặng một chiếc xe đạp; Liễu đã có lần quýnh quáng vứt xe ra giữa đường, hoảng loạn bỏ chạy chỉ vì nghe tiếng còi xe từ phía sau.

Tách ra khỏi những cuộc làm quen, bắt chuyện của những phụ huynh khác, chị Võ Thị Mỹ Huệ lặng lẽ, dáo dác trông chừng đứa con gái đang ngồi phía bên trên. Quê Đồng Tháp, làm công nhân thủy sản tại khu chế xuất Tân Thới Hiệp, mang thai Võ Ngọc Bảo Trân được ba tháng thì chồng mất; năm ngoái, cuộc sống của chị Huệ càng kiệt cùng khi phát hiện con gái bị ung thư tuyến giáp.

Giấu con, suốt sáu tháng trời, chị Huệ phải liên tục giằng co với Trân khi cô bé nhất định không chịu nghỉ học mỗi lần vào viện hóa trị.

“Con bé học rất giỏi. Sợ nói ra thì con suy sụp, mà không nói thì con bé không chịu nghỉ học để vào viện. Tôi lại thêm dằn vặt vì không kiếm nổi tiền để vừa lo tiền trọ, tiền học, rồi tiền chữa bệnh cho con. Riết rồi người quen chẳng dám nghe điện thoại của tôi vì sợ nhờ vả”.

Nỗi lòng từ những ngày cô độc đến quẫn trí chưa một lần nhắc lại, lại dễ dàng nói ra với người lạ giữa hội trường đông đúc khiến chị thừ người, trào nước mắt. Rồi, nhìn về cô bé tròn trịa, khỏe khoắn đang cười nói, chị lại mỉm cười: “Cuối cùng, ơn nghĩa trên đời này có khi lại đến từ người dưng cô à”.

Cứ thế, khắp hội trường, mỗi cuộc nán lại trước một gương mặt, vóc dáng lại òa vỡ bao nhiêu câu chuyện ngắn - dài.

Bài học đầu tiên

Trên bục giao lưu, không khí cũng có lúc lặng đi vì những khoảng lặng của cuộc chia sẻ.

Học lớp 4, dáng người nhỏ nhắn, ngồi lọt thỏm trong chiếc ghế sofa nhưng khi được hỏi đến ước mơ, Lê Quỳnh Như rành rọt: “Con muốn trở thành giáo viên dạy tiếng Anh”. Là chị cả trong gia đình có hai chị em, từ nhỏ, cô bé học sinh giỏi đã biết tiết kiệm, nhường nhịn em khi thấy ba bệnh nặng, mẹ vất vả sớm hôm.

Trao hoc bong “Nu sinh hieu hoc, vuot kho”: Lan toa bai hoc yeu thuong

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI