Tranh triệu đô "tràn" về Việt Nam, an ninh thắt chặt

11/07/2022 - 21:59

PNO - Để vào được không gian bên trong triển lãm, người xem phải đăng ký từ trước. Mỗi lượt chỉ cho 50 khách và mỗi khách phải đảm bảo tuân thủ nội quy.

Triển lãm Timeless Souls: beyond the Voyage – Hồn xưa bến lạ, trưng bày 56 tác phẩm của danh họa Lê Thị Lựu, Lê Phổ, Mai Trung Thứ và Vũ Cao Đàm. Đây là những danh họa tốt nghiệp từ các khóa đầu của Trường Mỹ thuật Đông Dương (École des Beaux-Arts de l'Indochine - EBAI).

Timeless Souls: beyond the Voyage – Hồn xưa bến lạ là triển lãm đầu tiên của Sotheby’s – hãng đấu giá tranh lâu đời thứ 3 trên thế giới, tổ chức tại số 2 Lam Sơn, quận 1, TPHCM, từ 11 – 14/7.

Theo nhà nghiên cứu nghệ thuật độc lập Ace Lê, 56 bức tranh triển lãm hiện tại được chọn ra từ 200 bức do các họa sĩ, các nhà giám tuyển và Sotheby’s đề xuất. Toàn bộ tranh đều được mượn từ bộ sưu tập của các nhà sưu tập trong nước. Một số tranh từng xuất hiện tại các phiên đấu giá quốc tế và được một số nhà sưu tầm trong nước mua lại, trưng bày tại tư gia riêng, rất khó để công chúng có thể tiếp cận. 

Đại diện của Sotheby’s cho biết, đây là sự kiện cần thiết để các tác phẩm nghệ thuật giai đoạn Đông Dương tiếp cận tới công chúng. Những bức tranh xuất hiện trong triển lãm đều được giám tuyển kỹ càng. 

Vì giá trị lớn của 56 bức tranh, phía Sotheby’s đã cử 5 chuyên viên sang Việt Nam để giám sát quá trình vận chuyển, bảo quản tranh cũng như công tác treo tranh tại nơi triển lãm.

Nếu muốn vào tham quan, người xem cần đăng ký trước. Hiện danh sách này đã đóng vì quá số lượng quy định. Mỗi lượt chỉ mở cho 50 khách vào tham quan, và người xem phải tuân thủ 14 quy định về việc quay chụp hình, không mang vác đồ nặng, không lớn tiếng, không chạm vào tranh, tắt chuông điện thoại tránh làm phiền người khác…

Một số hình ảnh tại triển lãm:

1
Bảng nội quy được đặt trước cổng vào, yêu cầu người xem thực hiện. Đây là một trong những triển lãm có yêu cầu gắt gao về an ninh và quy định đối với người xem tranh.
3
Người xem được chụp bằng điện thoại, nhưng nếu chụp bằng các thiết bị chuyên nghiệp cần phải thông báo với ban tổ chức
4Người xem triển lãm đứng chờ tới giờ vào bên trong. Nếu chưa đúng giờ như trong danh sách đăng ký, người xem phải chờ đợi và thời gian xem tranh được quy định, không quá lâu để tránh tình trạng chờ đợi.

 

Không gian tranh của hoạ sĩ Vũ Cao Đàm (1908 - 2000) mang màu nâu.
Không gian tranh của hoạ sĩ Vũ Cao Đàm (1908 - 2000) mang màu nâu. Tại mỗi không gian đều có bảng thông tin chung về danh họa và sơ lược cuộc đời của danh họa đó. Triển lãm mở đầu với không gian của danh họa Lê Phổ sang phòng trưng bày tranh của Mai Trung Thứ, tiếp đến là tranh của Lê Thị Lựu và cuối cùng là không gian dành cho tác phẩm của Vũ Cao Đàm.

 

Các bức tranh khổ nhỏ của danh hoạ (1906 - 1980) bao gồm: Thiếu nữ áo cam cầm hoa (sáng tác năm
Các bức tranh khổ nhỏ của Mai Trung Thứ (1906 - 1980) bao gồm (từ trái sang): Thiếu nữ áo cam cầm hoa (sáng tác năm 1957), Thiếu nữ cầm quạt (1953), Thiếu nữ khăn lam (1967), Thiếu nữ khăn lục (1967).
Khi xem tranh, người xem phải đứng cách xa tác phẩm 1 mét. Nếu vượt mức kẻ được dán sẵn, nhân viên của triển lãm sẽ lập tức đến nhắc nhở.
Khi xem tranh, người xem phải đứng cách xa tác phẩm 1 mét. Nếu vượt mức kẻ được dán sẵn, nhân viên của triển lãm sẽ lập tức đến nhắc nhở. Trên ảnh là không gian tranh của hoạ sĩ Lê Phổ. Màu sắc chủ đạo của không gian là sắc đỏ.
2 người xem chăm chú trước bức tranh mang tên Lặng thiền của danh hoạ Mai Trung Thứ. Bức này có kích thước
2 người xem chăm chú trước bức tranh mang tên Lặng thiền của danh họa Mai Trung Thứ. Bức này có kích thước 57x43cm, được thực hiện vào năm 1958.
2 bức Khúc điền viên và Giao ước vòng ngọc do danh hoạ Vũ Cao Đàm thực hiện.
2 bức Khúc điền viênGiao ước vòng ngọc của Vũ Cao Đàm
Bức Hai thiếu nữ trên cầu của danh hoạ Mai Trung Thứ, chưa rõ năm sáng tác.
Bức Hai thiếu nữ trên cầu của Mai Trung Thứ, kích thước 30x60 cm, chưa rõ năm sáng tác
Hoạ sĩ Trịnh Cung bên cạnh bức vẽ mà ông cho là tiêu biểu nhất cho phong cách hội hoạ của hoạ sĩ Lê Phổ - bức
Họa sĩ Trịnh Cung bên cạnh bức vẽ mà ông cho là tiêu biểu nhất cho phong cách hội họa của họa sĩ Lê Phổ - bức Tình mẫu tử.

Diễm Mi

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI