Tranh cãi quanh việc cho "tự nguyện nhiễm COVID-19" để tìm vắc xin ở Anh

21/10/2020 - 06:01

PNO - Các nhà nghiên cứu của Anh trở thành nơi đầu tiên sử dụng kỹ thuật lây nhiễm virus gây ra COVID-19 cho những tình nguyện viên trẻ khỏe mạnh để nghiên cứu căn bệnh này và có khả năng tăng tốc độ phát triển một loại vắc-xin có thể giúp chấm dứt đại dịch .

Loại nghiên cứu này, được gọi là "nghiên cứu thử thách con người', không được sử dụng thường xuyên vì một số người coi rủi ro liên quan đến việc lây nhiễm cho những người khỏe mạnh là trái đạo đức. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đang chạy đua để chống lại COVID-19 nói rằng rủi ro này là có cơ sở vì những nghiên cứu như vậy có khả năng nhanh chóng xác định các loại vắc-xin hiệu quả nhất và giúp kiểm soát căn bệnh đã giết chết hơn 1,1 triệu người trên toàn thế giới.

Giáo sư Peter Openshaw, đồng tác giả của nghiên cứu cho biết: “Việc cố ý lây nhiễm cho các tình nguyện viên một mầm bệnh đã biết không bao giờ được coi nhẹ. Tuy nhiên, những nghiên cứu này sẽ mang đến rất nhiều thông tin, đặc biệt là một căn bệnh đang được nghiên cứu rất kỹ là COVID-19”.

Các nghiên cứu thách thức con người trước đây đã được sử dụng để phát triển vắc xin cho các bệnh bao gồm thương hàn, dịch tả và sốt rét.
"Nghiên cứu thách thức con người" trước đây đã được sử dụng để phát triển vắc-xin cho các bệnh bao gồm thương hàn, dịch tả và sốt rét - Ảnh: AP

Theo Đại học Imperial College London nghiên cứu này có sự tham gia của các tình nguyện viên tuổi từ 18 đến 30, sẽ được thực hiện với sự hợp tác của Bộ Kinh doanh, Năng lượng và Chiến lược Công nghiệp của chính phủ, Royal Free London NHS Foundation Trust và hVIVO, một công ty rất có kinh nghiệm. Chính phủ có kế hoạch đầu tư 33,6 triệu bảng Anh (43,4 triệu USD) vào nghiên cứu này.

Các chính phủ trên khắp thế giới đang tài trợ cho các nỗ lực phát triển một loại vắc-xin với hy vọng chấm dứt đại dịch đã ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc tế, đóng cửa các doanh nghiệp và khiến hàng triệu người mất việc làm. 46 loại vắc-xin tiềm năng đã được thử nghiệm trên người, với 11 loại trong số đó đang trong giai đoạn thử nghiệm - một số loại dự kiến ​​sẽ báo cáo kết quả vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2021.

Hiện tại đã có hàng chục ngàn tình nguyện viên trên khắp thế giới đã đăng ký để tham gia vào các thử nghiệm vắc-xin COVID-19 truyền thống. Những người chỉ trích các "nghiên cứu thách thức" này đặt câu hỏi rằng có thật  sự cần thiết phải để những người khỏe mạnh tiếp xúc với virus khi dịch bệnh vẫn còn phổ biến và sự phát triển vắc-xin đang tiến triển nhanh chóng.

Michael Jacobs, chuyên gia tư vấn về các bệnh truyền nhiễm tại Royal Free London NHS Foundation Trust, người sẽ tham gia nghiên cứu cho biết: “Tôi không nghĩ nhiều người cho rằng những gì chúng tôi đang làm là không nên. Chúng tôi sẽ cần một loạt các biện pháp can thiệp để kiểm soát đại dịch này".

 Danica Marcos, một tình nguyện viên khi các nhà nghiên cứu Vương quốc Anh đang chuẩn bị bắt đầu một thí nghiệm gây tranh cãi sẽ lây nhiễm cho những người tình nguyện khỏe mạnh với loại coronavirus mới để nghiên cứu căn bệnh này với hy vọng đẩy nhanh tiến độ phát triển vắc-xin. (Ảnh AP / Frank Augs
Danica Marcos, một tình nguyện viên cho nghiên cứu đang gây tranh cãi của Anh với hy vọng đẩy nhanh tiến độ phát triển vắc-xin - Ảnh: AP

Trong giai đoạn đầu tiên của nghiên cứu này, các nhà khoa học sẽ cho 90 tình nguyện viên (được trả tiền) tiếp xúc với virus bằng thuốc nhỏ mũi nhằm xác định mức độ phơi nhiễm nhỏ nhất cần thiết để gây ra COVID-19. Cuối cùng, mô hình tương tự sẽ được sử dụng để kiểm tra hiệu quả của vắc-xin tiềm năng bằng cách cho những người tình nguyện đã tiếp xúc với virus tiếp nhận được một trong những loại vắc-xin ứng cử viên.

Nghiên cứu sẽ được thực hiện tại Royal Free London NHS Foundation Trust, nơi có một khu vực được thiết kế đặc biệt dành cho căn bệnh này. Các tình nguyện viên sẽ được theo dõi ít ​​nhất một năm để đảm bảo họ không bị ảnh hưởng lâu dài.

Kate Bingham, chủ tịch Lực lượng đặc nhiệm vắc-xin của chính phủ, được giao nhiệm vụ thúc đẩy phát triển vắc-xin COVID-19, cho biết dự án sẽ nâng cao hiểu biết về virus và giúp các nhà khoa học đưa ra quyết định về nghiên cứu.

“Chúng ta có thể học được nhiều điều về khả năng miễn dịch, thời gian bảo vệ và tái nhiễm vắc-xin.

Các nghiên cứu thử thách thường được sử dụng để kiểm tra vắc-xin chống lại các bệnh nhiễm trùng nhẹ. Mặc dù coronavirus chỉ gây ra các triệu chứng nhẹ hoặc trung bình ở những người trẻ, khỏe mạnh, nhưng tác động lâu dài của bệnh vẫn chưa được hiểu rõ. Đã có báo cáo về các vấn đề kéo dài ở tim và các cơ quan khác ngay cả ở những người không bao giờ cảm thấy bị bệnh", bà nói.

Vào tháng 7, một bài báo trên Tạp chí Y học New England chỉ ra những rủi ro khi thực hiện một nghiên cứu thử thách với một loại virus cho đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị tốt và cực kỳ khó đoán, đôi khi giết chết một số người trẻ.

Nhưng 1Day Sooner, tổ chức ủng hộ các tình nguyện viên thử thách COVID-19, đã ca ngợi quyết định này và kêu gọi chính phủ xây dựng một trung tâm thử nghiệm: 

“Chúng tôi rất vui vì chính phủ Anh hưởng ứng những người muốn có những nghiên cứu này. Các thử nghiệm thách thức sẽ là chìa khóa để tạo ra nhiều loại vắc-xin COVID-19 an toàn và hiệu quả cho toàn thế giới, bao gồm cả những người ở các nước có thu nhập thấp chịu gánh nặng của đại dịch này”.

Danica Marcos, 22 tuổi, vừa tốt nghiệp đại học hiện đang làm công việc tình nguyện với những người vô gia cư, đang hy vọng được tham gia.

“Hiện có rất nhiều người đang phải vật lộn và tôi muốn đại dịch này kết thúc. Mỗi ngày trôi qua, nhiều người chết hơn. Và nếu cuộc thử nghiệm vắc-xin này có thể giúp kết thúc thời kỳ đau thương này của cả thế giới sớm hơn, tôi muốn trở thành một phần trong số đó", cô nói.

Thảo Nguyễn (theo AP)
 

news_is_not_ads=
TIN MỚI