Trăng vàng bát ngát trên đồng xa

22/09/2021 - 19:09

PNO - Những cái tết Trung thu xưa mỗi khi nhớ lại luôn lung linh, ảo diệu, bởi không chỉ bát ngát trăng đêm, mà còn bát ngát tình người.

Không ít lần tôi đã tự đặt câu hỏi, Trung thu xưa và Trung thu nay, Trung thu nào đặc biệt hơn. Hỏi rồi tôi cũng tự trả lời: Trung thu nào còn ở lại đậm sâu trong ký ức thì Trung thu đó đặc biệt. Ở đó có ánh trăng bát ngát như dát vàng dát bạc, ở đó có tiếng trống thùng thình thùng thình không ngừng trên đồng xa…

“Thu xưa dưới ánh trăng vàng/ Tưng bừng trống ếch, rộn ràng tiếng ca”. Một năm có đến 12 mùa trăng, thế nhưng không phải mùa trăng nào cũng rộn ràng tiếng ca, tưng bừng tiếng trống. Tiếng ca ở đây chính là những bài đồng dao, những đoạn thơ, đoạn vè mà lũ trẻ nông thôn thuộc nằm lòng từ thời còn được bà được mẹ ấp ôm ru ngủ.

Còn trống ếch là một loại trống nhỏ lũ trẻ xưa hay chơi, có đường kính lớn hơn chiều cao. Trong không gian ngập tràn ánh trăng, tiếng trống vang lên sẽ mang đến sức cuốn hút kỳ lạ, nó như thúc giục bước chân của tụi trẻ con xóm nghèo mau mau hội tụ để cùng vui chơi, ca hát. 

Với trẻ em nhà nghèo thời xưa, những đêm trăng sáng chính là thời điểm thích hợp để kết bè kết bạn. Chỉ chờ ăn cơm tối xong, đứa nào đứa nấy đều trốn bà trốn mẹ, cửa trước cửa sau, chui tọt ngay ra đường. Ngay ngã ba đầu làng, các “chiến hữu” đã tề tựu đông đủ, bắt đầu rồng rắn bày trò. 

Trăng Trung thu rất to và sáng. Chiếc dĩa bạc khổng lồ ban đầu còn treo cao tít tắp, nhưng càng khuya nó càng sà gần xuống, đánh đu trên những tán cây, cành lá, tỏa ánh sáng khắp đường làng, cánh đồng. Cả bầu trời đêm thu phẳng lì và yên tĩnh, bởi trước đó, những ngọn gió đã chăm chỉ dọn sạch mọi gợn mây. Xóm làng đẹp như miền cổ tích.

Ngày xưa, có vẻ như mọi người giàu có hơn về thời gian. Các cô bé, cậu bé trường làng háo hức hò nhau chuẩn bị cho đêm hội trăng rằm trước đó cả tháng trời. 

Nhà đứa nào sẵn tre thì nhờ cha vót nan, xin tiền mẹ mua giấy kiếng nhiều màu lấp loáng, đêm ngày sột soạt xếp dán đèn ông sao.

Bọn thằng Tí, thằng Tèo đầu xóm tận dụng lon sữa bò, vỏ hộp bột giặt, chai nhựa, thậm chí những vỏ cá hộp, thịt hộp lượm lặt được ngoài bến sông rồi đem cắt xẻ, biến tấu thành đèn kéo quân. Chưa đến Trung thu, chúng đã kéo đi “làm le” khắp đường thôn ngõ xóm.

Cả năm nghèo khó, hiếm lắm mới có kỳ tết dành riêng cho lứa tuổi của mình nên những đứa trẻ thôn quê chúng tôi đếm ngược từng ngày. Chúng tôi mong chờ để được tắm mình trong không khí tưng bừng của đêm hội, rồng rắn phá cỗ rước đèn. 

Rồi cái ngày mong đợi ấy cũng đến. Ngay từ chiều, lũ trẻ đã ngước lên ngọn tre đầu ngõ, chờ trăng lên. Khi trời sập tối, đoàn trẻ xóm trên nhập vào đoàn trẻ xóm dưới, ai có trống dùng trống, ai có đèn dùng đèn, không khí đêm hội bỗng chốc trở nên khẩn trương, nhao nhao giục giã, reo vui rộn ràng. 

Sau một hồi loanh quanh, chúng tôi tập trung ở sân đình. Ở đó, bác trưởng làng cùng những anh chị đoàn viên mà xã Đoàn cử đến đang đợi.

Trong không gian lấp loáng ánh trăng, mùi thơm dịu ngọt từ bánh kẹo và các loại hoa trái vườn nhà bắt đầu tỏa lên, khiến đứa nào đứa nấy háo hức mong chờ. Chúng tôi đứng xếp hàng mà cứ kiễng hết chân lên, ánh mắt không thôi hướng về mâm cỗ. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tất nhiên quà bánh không dồi dào như bây giờ, nhưng cũng xanh xanh đỏ đỏ đủ màu, toàn những thương hiệu mà hiện tại đã trở nên “hiếm có khó tìm” như: kẹo chanh, kẹo nu-ra, kẹo dừa dẻo, kẹo bốn mùa... Năm nào quỹ Đoàn Thanh niên quyên góp được xôm xôm thì có thêm mấy bịch bánh nướng, bánh dẻo. 

Bánh nướng màu vàng nhân thập cẩm, bánh dẻo màu trắng nhân đậu xanh. Có lúc không đủ phần, mấy đứa cùng chia năm xẻ bảy một cái bánh. Mỗi đứa khư khư một góc bánh nho nhỏ, đưa lên mũi hít hà, rón rén cắn rồi nhâm nhi thật chậm để thưởng thức trọn vẹn vị béo giòn.

Đến bây giờ, tôi tưởng như mùi dầu ngầy ngậy gần thiu của cục thịt mỡ nhân bánh đêm ấy vẫn còn lưu trên đầu lưỡi…

Những cái tết Trung thu xưa mỗi khi nhớ lại luôn lung linh, ảo diệu, bởi không chỉ bát ngát trăng đêm, mà còn bát ngát tình người. Trung thu ngày ấy reo ca rộn rã bởi tiếng hát, tiếng cười, tiếng cắc cắc tùng tùng tưng bừng gõ nhịp. Chúng là kỷ niệm, là thứ tài sản quý giá mà tôi luôn sẵn sàng chia sẻ và cho đi. 

Minh Thi

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    20-12-2024 06:34

    Mấy chục năm qua, chị em tôi đã quen thuộc với hình ảnh ba vào bếp. Ba tình nguyện làm "người đam mê rửa chén" vì ba yêu gia đình.

  • 70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    19-12-2024 17:54

    Mỗi lần nghĩ đến hình ảnh cha già cặm cụi đi cắt cành, bón phân, kéo ống nước tưới cây, tôi thấy lòng đau như ai cắt từng khúc ruột.

  • Xuân… nhặt

    Xuân… nhặt

    19-12-2024 06:46

    Nhà không rộng, chỉ có khoảng ban công là có thể nuôi cây. Vậy là ba cứ đem cây về chăm sóc, tưới tắm, nâng niu.

  • Tôi đi thuê người yêu

    Tôi đi thuê người yêu

    18-12-2024 17:05

    Tại TPHCM, có một dịch vụ được chào mời vừa công khai lại vừa kín đáo: dịch vụ của những người yêu thuê giờ.

  • Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    18-12-2024 10:30

    Tôi nhận ra, ở độ tuổi ngấp nghé 50 của mình, tôi đi viếng đám tang nhiều hơn những đám, tiệc khác.

  • “Tạm ứng” gối chăn

    “Tạm ứng” gối chăn

    18-12-2024 06:17

    Trong công việc, cuộc sống, người ta có thể tạm ứng nhiều thứ, nhưng tạm ứng gối chăn sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

  • Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    17-12-2024 18:37

    Lòng con canh cánh về mối tình ngang trái của mình. Mỗi khi nghe ai đó nói “phi công trẻ”, “hồng hài nhi”… là con lại chộn rộn, mắc cỡ.

  • Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    17-12-2024 12:48

    Bạn thuyết phục ròng rã mấy tháng trời. Bạn bảo sẽ cùng tôi đi bộ về đích để tôi không thấy ngại.

  • Chữ hiếu trong kinh doanh

    Chữ hiếu trong kinh doanh

    17-12-2024 08:51

    Tôi thích được ngồi nghe mẹ kể chuyện xưa, được ăn cơm với mẹ, được cùng mẹ đi thăm bà con… Mấy món mẹ nấu là ngon nhất thế giới.

  • Trăm năm trong cái nắm tay

    Trăm năm trong cái nắm tay

    17-12-2024 06:03

    Người ta có thể dễ dàng đến bên nhau, nhưng liệu có bao nhiêu người đi được cùng nhau tới tuổi xế chiều?

  • “Siêu xe” của ông nội

    “Siêu xe” của ông nội

    16-12-2024 16:19

    Chiếc “siêu xe” của ông nội đã theo chủ nhân được gần 15 năm. Mỗi ngày, ông luôn dành thời gian chăm chút nó, như người bạn đồng hành đáng tin cậy.

  • Lời nói như dao

    Lời nói như dao

    16-12-2024 13:03

    Cần tránh những lời nói xúc phạm, miệt thị, thay vào đó là những lời nói lịch sự, tôn trọng, góp phần xây dựng mối quan hệ.

  • Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    16-12-2024 06:21

    Các nghiên cứu đã chứng minh trẻ em cần được neo giữ trong thế giới thật, quan hệ thật, trách nhiệm, tình yêu thật. Hoạt động ảo không thể thay thế được.

  • Khoảnh khắc dài nhất

    Khoảnh khắc dài nhất

    15-12-2024 17:58

    Chỉ cần gặp mẹ, được ngồi gần mẹ, mọi chênh chao, chơi vơi, xáo trộn đều được lắng xuống, chữa lành.

  • Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    15-12-2024 16:54

    Có lẽ vì vị mè ướp đẫm mồ hôi của ngoại, cũng có thể vì khói bếp thân thương làm thơm chén cơm nóng hổi quyện cùng vị muối mè mằn mặn.

  • Con bình thường hay đặc biệt?

    Con bình thường hay đặc biệt?

    15-12-2024 06:48

    Mong con thông minh vượt trội hay chỉ cần con khỏe mạnh, bình thường, câu trả lời của bạn là gì?

  • Ngưng đổ lỗi!

    Ngưng đổ lỗi!

    14-12-2024 19:37

    Người luôn tự coi mình là nạn nhân hiếm khi nhận ra lỗi của chính mình, cũng khó có cơ hội nhận ra khả năng của bản thân khi cố gắng.

  • Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    14-12-2024 15:48

    Sau bao nhiêu năm cách lòng, tôi đã thật sự hiểu mẹ, hiểu rằng mẹ có những lý do để rời xa ba, nhưng chưa bao giờ mẹ rời xa tôi.