Trang sức của 54 dân tộc Việt Nam khác biệt ra sao?

16/06/2024 - 09:38

PNO - Khi đến với Bảo tàng Trang sức 54 dân tộc Việt Nam (quận 1, TPHCM), công chúng sẽ có đáp án cho câu hỏi này.

Khách tham quan bảo tàng vào tối 15/6
Khách tham quan bảo tàng vào tối 15/6

Bảo tàng này vừa mở cửa đón khách gần đây. Tại đây, trang sức của 54 dân tộc Việt Nam (trong đó chủ yếu là của nữ giới) được giới thiệu đầy đủ.

Ông Đỗ Hùng, chủ nhân bảo tàng cho biết bắt đầu sưu tầm cổ vật, hiện vật từ cách đây 30 năm. Đến hiện tại khi thấy điều kiện phù hợp, ông quyết định mở bảo tàng để trưng bày, giới thiệu những nét đẹp văn hoá, lịch sử tới công chúng.

Ông sưu tầm theo từng nội dung. Trong đó có mảng về trang sức của 54 dân tộc. Ông tự tìm tài liệu, được sự hỗ trợ của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực sưu tầm, khảo cổ, bảo tàng để sưu tầm hiện vật. Lượng cổ vật trưng bày tại bảo tàng này chỉ chiếm một phần nhỏ trong BST của ông.

54 dân tộc đều có những đặc điểm văn hoá, quan điểm nghệ thuật, mỹ thuật riêng. Điều đó cũng thể hiện qua trang sức. Có dân tộc thì trang sức được thiết kế cầu kỳ, nhưng cũng có dân tộc đề cao sự mộc mạc, tự nhiên.

Ông Đỗ Hùng tự thuyết minh về các hiện vật trong bảo tàng
Ông Đỗ Hùng tự thuyết minh về các hiện vật trong bảo tàng

*Trang sức của một số dân tộc trong 54 dân tộc được trưng bày tại bảo tàng:

Trang phục và trang sức của người Sán Dìu
Trang phục và trang sức của người Sán Dìu. Dân tộc này có hơn 183 ngàn người (năm 2019), sống chủ yếu ở Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh.
Cận cảnh vài món trang sức của phụ nữ Sán Dìu.
Cận cảnh vài món trang sức của phụ nữ Sán Dìu.
Trang phục và trang sức của người Ngái
Trang phục và trang sức của người Ngái, sống ven biển và hải đảo phía bắc. Dân tộc này có 1.649 người vào năm 2019.
Trang sức của người Ngái có nhiều chi tiết được xử lý kỳ công, trông bắt mắt.
Trang sức của người Ngái có nhiều chi tiết được xử lý kỳ công, trông bắt mắt.
Trang phục và trang sức của người Si La
Trang phục và trang sức của người Si La. Dân tộc này chỉ có 909 người vào năm 2019, sống chủ yếu tại tỉnh Lai Châu.
Trong bộ trang sức của người Si La thì chiếc vòng cổ khá dài, có nhiều chi tiết cầu kỳ.
Trong bộ trang sức của người Si La thì chiếc vòng cổ khá dài, có nhiều chi tiết cầu kỳ.
Bộ trang sức của người Mảng lại gây chú ý với những hình khối, đường nét cứng cáp, mạnh mẽ.
Bộ trang sức của người Mảng lại gây chú ý với những hình khối, đường nét cứng cáp, mạnh mẽ.
Từ lâu, trang phục rực rỡ màu sắc của người Mông đã gây ấn tượng qua nhiều phim, sách, ảnh. Và trang sức của họ cũng thu hút không kém bởi hình khối lớn, lại nhiều chi tiết tinh xảo. Vì thế, khu vực trung bày chúng được nhiều người quan tâm, chụp ảnh.
Từ lâu, trang phục rực rỡ màu sắc của người Mông đã gây ấn tượng qua nhiều phim, sách, ảnh. Và trang sức của họ cũng thu hút không kém bởi hình khối lớn, lại nhiều chi tiết tinh xảo. Vì thế, khu vực trung bày chúng được nhiều người quan tâm, chụp ảnh.
Cận cảnh bộ trang sức của người Mông trưng bày tại bảo tàng.
Cận cảnh bộ trang sức của người Mông trưng bày tại bảo tàng.
Dân tộc Pà Thẻn sống chủ yếu ở Hà Giang, Tuyên Quang, có hơn 8,4 ngàn người (năm 2019).
Dân tộc Pà Thẻn sống chủ yếu ở Hà Giang, Tuyên Quang, có hơn 8,4 ngàn người (năm 2019). Trang sức của phụ nữ Pà Thẻn nhỏ, kiểu dáng đa dạng.
2 bộ trang sức của dân tộc Nùng và Kháng.
2 bộ trang sức của dân tộc Nùng và Kháng với nhiều sự khác biệt dẫu kích thước lớn.
10 dân tộc ở khu vực Tây Nguyên có nhiều nét tương đồng trong trang sức. Họ thường sử dụng
10 dân tộc ở khu vực Tây Nguyên có nhiều nét tương đồng trong trang sức. Họ thường sử dụng ngà voi, sừng, xương, răng thú, gỗ, đồng để chế tác trang sức.
Kiểu dáng trang sức của các dân tộc ở khu vực này khá đơn giản, chú trọng sự hoà hợp thiên nhiên.
Kiểu dáng trang sức của các dân tộc ở khu vực này khá đơn giản, chú trọng sự hoà hợp thiên nhiên.
Bộ trang sức của dân tộc Chơ-ro
Bộ trang sức của dân tộc Chơ Ro, sống chủ yếu ở Đồng Nai, Bình Dương, Bình Thuận, Bình Phước.
Không gian trưng bày trang sức của dân tộc Hoa khá lớn, chia thành nhiều cụm nhỏ.
Không gian trưng bày trang sức của dân tộc Hoa khá lớn, chia thành nhiều cụm nhỏ.
Trang phục và trang sức của dân tộc Kinh chiếm không gian lớn nhất trong bảo tàng. Chúng được chia thành nhiều chất liệu như: ngọc, đồi mồi, vàng bạc...
Trang phục và trang sức của dân tộc Kinh chiếm không gian lớn nhất trong bảo tàng. Chúng được chia thành nhiều chất liệu như: ngọc, đồi mồi, vàng bạc... Nhiều món được sưu tầm trong thời nhà Nguyễn.
Trang sức của người Kinh làm từ đồi mồi.
Trang sức của người Kinh làm từ đồi mồi.

Trung Sơn

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI