Trắng đêm kiểm tra an toàn thực phẩm chuẩn bị tết tại các chợ đầu mối

29/12/2022 - 11:36

PNO - Đêm 28 rạng sáng 29/12, Ban quản lý an toàn thực phẩm TPHCM (Ban ATTP) kiểm tra hàng hóa ở các chợ đầu mối, chợ dân sinh trên địa bàn TP.

 

Bà Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng Ban quản lý ATTP TPHCM dẫn đoàn công tác làm việc tại các chợ đầu mối, nông sản trên địa bàn TPHCM. (Trong ảnh: Đoàn khảo sát đến làm việc tại một sạp rau, củ, quả trong chợ đầu mối nông sản Thủ Đức).
Bà Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng Ban quản lý ATTP TPHCM - dẫn đoàn công tác làm việc tại các chợ đầu mối, nông sản trên địa bàn TPHCM. (Trong ảnh: Đoàn khảo sát làm việc tại một sạp rau, củ, quả tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức).
Theo đại diện Ban quản lý chợ đầu mối Thủ Đức, Chợ Đầu mối Nông sản Thủ Đức hiện nay hoạt động chủ yếu vào ban đêm gồm 3 nhà lồng chợ với 1.424 ô vựa, trong đó có 606 ô vựa kinh doanh ngành hàng rau, 696 ô vựa kinh doanh ngành hàng trái cây, 92 ô vựa kinh doanh ngành hoa tươi và 30 kiosque kinh doanh các ngành khác, chủ yếu là ngành hàng ăn uống, … Số thương nhân hiện đang kinh doanh tại chợ có 943 người.Tổng lượng hàng nhập chợ ước tính trong năm 2022 là 920.918 tấn. Bình quân mỗi ngày có 2.523 tấn rau, trái cây và hoa tươi nhập chợ, giảm 810 tấn/ngảy tương ứng tỷ lệ giảm 24% so với bình quân năm 2021.
Đại diện Ban quản lý chợ cho biết, chợ hoạt động chủ yếu vào ban đêm tại 3 nhà lồng chợ với 1.424 ô vựa, trong đó có 606 ô vựa ngành hàng rau, 696 ô vựa trái cây, 92 ô vựa hoa tươi và 30 ki-ốt kinh doanh các ngành khác, chủ yếu là ngành hàng ăn uống. Tại chợ có 943 thương nhân đang kinh doanh. Tổng lượng hàng nhập chợ trong năm 2022 ước tính 920.918 tấn. Bình quân mỗi ngày có 2.523 tấn rau, trái cây và hoa tươi nhập chợ, giảm 810 tấn/ngày (tương 24%) so với bình quân năm 2021.
Tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, ngoài nghe báo cáo tình hình hoạt động chợ, đoàn tiến hành kiểm tra, lấy mẫu chủ yếu là nhóm hàng trái cây nhập khẩu như táo, nho, lựu,... có xuất xứ từ nước ngoài; nhằm truy xuất nguồn gốc, đảm bảo không trộn hàng, đội lốt các sản phẩm trái cây, rau củ quả nhập chợ.
Đoàn kiểm tra lấy mẫu nhóm hàng trái cây nhập khẩu như táo, nho, lựu... ngoài nhằm truy xuất nguồn gốc, phát hiện xem có tình trạng đánh tráo nhãn mác, bao bì hàng hóa hay không.
Trái cây Trung Quốc về chợ đầu mối nông sản Thủ Đức năm 2022 bình quân dự kiến khoảng 90.354 tấn
Năm 2022, trái cây Trung Quốc về chợ đầu mối nông sản Thủ Đức bình quân khoảng 90.354 tấn, cao hơn khoảng 24.000 tấn so với năm 2021 (65.695 tấn). Theo quan sát, mỗi hộp đựng, hoặc biển treo hàng, thương nhân sẽ công khai luôn xuất xứ hàng hóa. Tuy nhiên, theo một số tiểu thương, một số loại trái cây tại chợ là hàng Trung Quốc, như lựu Tứ Xuyên được gắn mác lựu Thái Lan để dễ bán hơn.
Trong ảnh là sản phẩm lựu Tứ Xuyên (Trung Quốc) bày bán tại chợ với giá tùy loại từ 300.000 đồng/kg.
Lựu Tứ Xuyên (Trung Quốc) được bán tại chợ với giá từ 350.000 - 380.000 đồng/thùng 10kg (tùy loại).
Táo Fuji - một loại táo nổi tiếng của Nhật Bản nhưng trên những thùng hàng này, táo Fuji đều có xuất xứ từ Trung Quốc.
Táo Fuji là một loại táo nổi tiếng của Nhật Bản nhưng những thùng táo Fuji này đều có xuất xứ từ Trung Quốc.
Cận Tết, chợ đầu mối nông sản Thủ Đức mở riêng một dãy các sạp chuyên hàng kiệu để phục vụ nhu cầu của người dân.
Cận tết, tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức lại có một dãy các sạp chuyên hàng kiệu.
Cũng Theo Ban quản lý chợ đầu mối Thủ Đức, trong công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, các thương nhân ký cam kết không sử dụng hóa chất, chất phụ gia, chất tẩy trắng, chất bảo quản độc hại gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng và sẽ chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật nếu vi phạm. Đồng thời, Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố phối hợp với Ban quản lý chợ hàng năm tổ chức các lớp tập huấn kiến thức cho toàn thể thương nhân và cán bộ, nhân viên tại chợ cùng tham dự, phổ biến các quy định hiện hành về đảm bảo an toàn thực phẩm trong kinh doanh thực phẩm; quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm không đảm bảo an toàn. Trong công tác thực hiện – kiểm soát, kiểm tra - Công ty thành lập tổ kiểm soát ATTP gồm 4 bộ phận Công ty tham gia đi thực tế kiểm tra tại các điểm kinh doanh nhắc nhở thương nhân toàn khu vực chợ việc thực hiện quy định ATTP. Nội dung kiểm tra gồm: kiểm tra sổ ghi chép nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, vệ sinh môi trường, nhắc nhở việc không sử dụng các hóa chất, chất bảo quản, chất phụ gia ngâm, tẩy trên trái cây, rau củ quả gây độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt là các mặt hàng có nguy cơ sử dụng hóa chất cao như: măng chua, măng luộc, cải chua, chanh, bắp chuối – rau muống bào, hành - tỏi - ớt - sả xay; Tổ kiểm soát ATTP Công ty thường xuyên phối hợp với Đội 2 thuộc Ban ATTP TPHCM tổ chức kiểm tra giám sát hàng đêm công tác an toàn thực phẩm của thương nhân toàn chợ.
Các thương nhân ký cam kết không sử dụng hóa chất, chất phụ gia, chất tẩy trắng, chất bảo quản độc hại, đồng thời sẽ chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật nếu vi phạm. Hàng năm, Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố phối hợp với Ban quản lý chợ tổ chức các lớp tập huấn kiến thức cho toàn thể thương nhân và cán bộ, nhân viên tại chợ để phổ biến các quy định hiện hành về đảm bảo an toàn thực phẩm trong kinh doanh thực phẩm; quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm không đảm bảo an toàn. 
Tương tự, tại chợ đầu mối Hóc Môn, đoàn công tác ưu tiên kiểm tra nguồn thịt heo nhập chợ. Hiện tại, thịt heo về chợ Hóc Môn khoảng 335 tấn/ngày, đêm (khoảng 4.470 con); trái cây khoảng 360 tấn/ngày, đêm, rau củ khoảng 1.625 tấn/ngày, đêm. Hàng hóa nhập chợ có nguồn gốc xuất xứ trong nước chiếm khoảng 95%, Trung Quốc khoảng 4%, các nước khác khoảng 1%.
Tại chợ đầu mối Hóc Môn, đoàn công tác ưu tiên kiểm tra nguồn thịt heo nhập chợ. Hiện tại, thịt heo về chợ khoảng 335 tấn/ngày, đêm (khoảng 4.470 con); trái cây về chợ khoảng 360 tấn/ngày, đêm; rau củ khoảng 1.625 tấn/ngày, đêm. Hàng hóa nhập chợ có nguồn gốc xuất xứ trong nước chiếm khoảng 95%, hàng Trung Quốc khoảng 4%, hàng có xuất xứ từ các nước khác khoảng 1%.
Theo Ban quản lý chợ đầu mối Hóc Môn, Công ty Chợ đã tích cực tham gia Đề án quản lý,nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo. Thịt heo nhập Chợ phải là thịt heo tươi, được đeo vòng nhận diện, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được kiểm tra của thú y đúng theo quy định và phải được Đội 9 , Ban quản lý Chợ kiểm tra trước khi vào Chợ. Tất cả các xe chở thịt, cơ sở vật chất quầy sạp chợ thịt luôn được vệ sinh tiêu độc khử trùng hàng ngày đúng theo qui định, dụng cụ trang thiết bị kinh doanh, chế biến của thương nhân đều được vệ sinh hàng ngày.
Ban quản lý chợ đầu mối Hóc Môn cho biết đã tích cực tham gia đề án quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo. Thịt heo nhập chợ phải là thịt tươi, được đeo vòng nhận diện, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được thú y kiểm tra theo quy định và được Đội 9 (Ban ATTP TPHCM), Ban quản lý chợ kiểm tra trước khi vào chợ. Tất cả các xe chở thịt, cơ sở vật chất quầy sạp chợ thịt luôn được vệ sinh tiêu độc khử trùng hàng ngày đúng quy định. Dụng cụ, trang thiết bị kinh doanh, chế biến của thương nhân đều được vệ sinh hàng ngày.
Phối hợp với Đội 9, lấy 184 mẫu kiểm tra, trong đó:  · Thịt heo: 87 mẫu ( test : chất cấm )  · Rau, củ, quả: 97 mẫu ( test: tồn dư thuốc bảo vệ thực vật ).  Kết quả: 184/184 mẫu âm tính.  - Phối hợp với Phòng Quản lý ngộ độc - Ban Quản lý ATTP , lấy 20 mẫu kiểm tra, trong đó:  · Thịt heo: 10 mẫu ( test: chất tạo nạc ).  · Rau, củ, quả: 10 mẫu ( test: tồn dư thuốc bảo vệ thực vật ).  Kết quả: 20/20 mẫu âm tính.
Trong năm 2022, Ban quản lý chợ Hóc Môn đã phối hợp với Đội 9 (Ban ATTP TP) lấy 184 mẫu kiểm tra, trong đó: thịt heo: 87 mẫu (kiểm tra chất cấm) và rau, củ, quả 97 mẫu (kiểm tra tồn dư thuốc bảo vệ thực vật). Kết quả: 100% mẫu âm tính.
Do cận Tết, chợ sỉ thịt heo lớn nhất - nhì TPHCM khá nhộn nhịp vào khung giờ hoạt động.
Do cận tết, chợ sỉ thịt heo lớn nhất, nhì TPHCM khá nhộn nhịp vào khung giờ hoạt động.
Một số thương nhân có hoang mang, không an toàn vào sự minh bạch, công bằng của công tác ATTP vì việc kinh doanh các sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm tại các tuyến đường xung quanh Chợ đã gây ảnh hưởng đến việc kinh doanh của thương nhân trong Chợ
Một trong những khó khăn hiện nay trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tại chợ đầu mối Hóc Môn, Bình Điền và Thủ Đức là tại các tuyến đường xung quanh chợ, nhiều người bán các sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm đã gây ảnh hưởng đến việc kinh doanh của thương nhân trong chợ.
Hiện nay, công tác an toàn thực phẩm trong Chợ đã được kiểm soát khá chặt chẽ. Tuy nhiên, xung quanh khu vực bên ngoài chợ xuất hiện ngày càng nhiều các điểm kinh doanh tự phát, không đảm bảo an toàn thực phẩm gây ra nhiều bức xúc cho những thương nhân chấp hành tốt các quy định của pháp luật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Công ty chợ đầu mối Hóc Môn kiến nghị Ban an toàn thực phẩm, các cơ quan chức năng có những biện pháp nhằm tạo sự cạnh tranh công bằng trong công tác an toàn thực phẩm.
"Hiện nay, công tác an toàn thực phẩm trong chợ đã được kiểm soát khá chặt chẽ. Tuy nhiên, xung quanh khu vực ngoài chợ xuất hiện ngày càng nhiều các điểm kinh doanh tự phát, không đảm bảo an toàn thực phẩm. Công ty chợ đầu mối Hóc Môn kiến nghị Ban An toàn thực phẩm, các cơ quan chức năng có biện pháp nhằm tạo sự cạnh tranh công bằng trong công tác an toàn thực phẩm" - ông Lê Văn Tiển, Giám đốc chợ đầu mối Hóc Môn - kiến nghị.
Theo bà Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng Ban quản lý ATTP TPHCM, dự kiến đoàn công tác an toàn thực phẩm sẽ tiến hành thanh, kiểm tra hoạt động của hai chợ đầu mối, và một số chợ dân sinh trong thành phố bất kỳ để xem tình hình chuẩn bị nguồn cung ứng hàng hóa Tết 2023, đặc biệt là công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong mùa cao điểm Tết. Theo đó, trong công tác truy xuất nguồn gốc, hàng hóa về chợ, Ban ATTP đang thực hiện cách kiểm tra từ ngọn, tức là kiểm tra nguồn hàng từ các chợ dân sinh, truyền thông xem lấy từ quầy, sạp nào tại khu vực chợ đầu mối, để từ đó truy suất được nguồn gốc. Bên cạnh công tác bố trí các đội ATTP có chuyên môn trú, đóng tại các chợ đầu mối, quận, huyện để phản ứng nhanh, kiểm tra, thường xuyên lấy mẫu. Do đó, công tác chính của việc kiểm tra hàng hóa, nguồn gốc cũng một phần đánh vào tâm lý của người bán, lẫn người mua hàng về việc lựa chọn nguồn hàng kinh doanh và hàng hóa sử dụng.
Bà Phạm Khánh Phong Lan cho biết, dự kiến đoàn công tác sẽ thanh, kiểm tra hoạt động của 2 chợ đầu mối và một số chợ dân sinh bất kỳ để xem tình hình chuẩn bị nguồn cung ứng hàng hóa tết 2023, đặc biệt là công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong mùa cao điểm tết. Theo đó, sẽ kiểm tra nguồn hàng từ các chợ dân sinh, truyền thống xem lấy từ quầy, sạp nào tại chợ đầu mối, để từ đó truy xuất nguồn gốc. Ban công tác cũng bố trí các đội ATTP có chuyên môn trú, đóng tại chợ đầu mối để phản ứng nhanh, kiểm tra và thường xuyên lấy mẫu. Công tác chính của việc kiểm tra hàng hóa, nguồn gốc cũng một phần tuyên truyền cho cả người bán lẫn người mua về việc lựa chọn nguồn hàng kinh doanh và hàng hóa sử dụng. Trong đó, người bán bán đúng hàng, còn người mua lựa chọn hàng hóa đúng quầy, tránh mua hàng không đảm bảo nguồn gốc, chất lượng.

Quốc Thái

 

 
TIN MỚI

news_is_not_ads=