PNO - Trầm cảm ở bọn trẻ, nhất là mấy đứa đang tuổi mới lớn, chỉ được người lớn hiểu là bệnh tâm sinh lý của lứa tuổi ẩm ương, không đáng lo. Trầm cảm được coi như lãng đãng tuổi mới lớn, cho đến khi chúng tự tử.
“Trầm cảm à? Có sao không? Cố gắng lên nhé!” là một trong số những bình luận tiêu biểu thường thấy trên mạng xã hội, cho thấy việc ai đó bị trầm cảm giống như bị cảm cúm vậy. Chỉ cần cố gắng một tí là hết trầm cảm liền. Trầm cảm ở bọn trẻ, nhất là mấy đứa đang tuổi mới lớn, chỉ được người lớn hiểu là bệnh tâm sinh lý của lứa tuổi ẩm ương, không đáng lo. Trầm cảm được coi như lãng đãng tuổi mới lớn, cho đến khi chúng tự tử.
Mà ngay cả khi chúng tìm đến cái chết, thứ mà nhiều người nhảy vào cho ý kiến cũng vậy. Nào là “sao dại dột thế em ơi”, nào là “sao không nghĩ cho cha mẹ”, “nếu chỉ vậy mà tự tử chắc ngày xưa mình tự tử bảy bảy bốn chín lần rồi. Lũ trẻ ngày nay đúng là yếu đuối hơn lũ mình ngày xưa”. Rồi rất nhiều nữa những lời phán cha mẹ chiều chuộng, bảo bọc con quá, tạo ra một thế hệ mong manh. Rồi đưa ra bài học vĩ đại về việc than đá chịu sức ép thế nào mới trở thành kim cương. Rốt cuộc, trẻ trầm cảm tự tử là do cha mẹ, do bọn trẻ. Chẳng hạt mưa nào nghĩ mình góp phần tạo ra cơn lũ. Chính chúng ta cũng góp phần tạo ra căng thẳng bằng những bình luận thóa mạ, vùi dập, phán xét người khác trên mạng xã hội, trong đời sống thường ngày.
Chỉ trong ba phút sử dụng Google, tôi đã tìm thấy những số liệu này. Theo thống kê của Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), tại Việt Nam, khoảng 30% dân số có rối loạn tâm thần, trong đó tỷ lệ trầm cảm chiếm 25%. Mỗi năm, số người tự tử do trầm cảm ở nước ta từ 36.000 - 40.000 người.
Việt Nam có ít nhất ba triệu thanh thiếu niên bị rối loạn tâm thần, chỉ 20% trong số đó được chẩn đoán và điều trị thích hợp, số đông tìm đến rượu bia, ma túy, và các chất kích thích như những giải pháp tạm thời. Từ năm 1999, Chính phủ Việt Nam đã có Chiến lược quốc gia về sức khỏe tâm thần. Mục tiêu cụ thể của chiến lược từ năm 2020 là sử dụng 5% ngân sách y tế và mở rộng nguồn lực cho vấn đề sức khỏe tâm thần vào năm 2025. Tuy nhiên, chiến lược này đến nay chỉ bao phủ khoảng 30% dân số của đất nước và sử dụng một danh sách bệnh tâm thần rất hẹp; phần lớn bệnh nhân vẫn chưa được điều trị hoặc có nhưng chẩn đoán sai.
Theo khảo sát mới nhất của WHO, Việt Nam chỉ có 0,91 bác sĩ tâm thần trên 100.000 dân. Hệ thống bệnh viện tâm thần ở Việt Nam hiện tại bao gồm các bệnh viện nhà nước với 36 bệnh viện, 6.000 giường bệnh được bố trí rộng khắp cả nước nhưng chỉ dành cho những bệnh nhân nặng. Trong khi hiện nay, tác động của đại dịch COVID-19 đã gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần, bắt nguồn từ sự lo âu, sợ hãi, nỗi cô đơn, sự cô lập về xã hội.
Phó giao sư - tiến sĩ Đặng Hoàng Minh (Trung tâm Thông tin hướng nghiệp và Nghiên cứu, ứng dụng tâm lý, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, các yếu tố nguy cơ dẫn đến những vấn đề tâm lý ở trẻ gồm sự cô lập về cảm xúc khiến chúng lựa chọn không chia sẻ cảm xúc với ai, sử dụng quá nhiều mạng xã hội, gia đình quá nghiêm khắc, kỳ vọng cao của cha mẹ, áp lực học tập, thiếu sự hỗ trợ, bị bắt nạt, sống xa gia đình… Một nửa số bệnh lý về tâm thần khởi phát ở độ tuổi 14 nhưng phần lớn đều không được phát hiện, điều trị. Trong đó, trầm cảm được xem là rối loạn tâm thần phổ biến thứ ba trong thanh, thiếu niên và tự sát là nguyên nhân gây tử vong thứ hai trong nhóm tuổi từ 15-29.
Câu chuyện về cái chết của cậu sinh viên người Bình Định ám ảnh chúng ta về 10kg gạch đá trong ba-lô. Tiffanie DeBartolo - tiểu thuyết gia - nhà làm phim người Mỹ - từng nói: “Những người tự tử chắc gì đã muốn chết? Họ chỉ muốn chấm dứt nỗi đau đớn mà thôi”. Có lẽ cậu trai 19 tuổi này là vậy. Sẽ có thêm bao nhiêu đứa trẻ như cậu muốn chấm dứt nỗi đau đớn của chúng khi sức khỏe tâm thần vẫn bị coi nhẹ ở Việt Nam?
Con số trẻ tự sát do trầm cảm bởi những vấn đề về tâm thần không đáng sợ bằng con số trẻ tự tìm cách chữa bằng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích hay kể cả việc quan hệ tình dục hoặc cả những hành động mà chúng ta vẫn thường lên án như đua xe, bạo lực, bắt nạt... bởi đó là những biểu hiện cho thấy trẻ muốn tự chữa cho mình.
“Trầm cảm à, cố gắng lên” chính là cách chúng ta khiến người trầm cảm đi đến chỗ tự sát.
Hoàng Anh Tú
Chia sẻ bài viết: |
Lợi dụng nền tảng mạng xã hội, nhóm người đã lừa bán điện thoại iPhone giá rẻ để chiếm đoạt khoảng 8 tỉ đồng của hơn 3.000 bị hại.
Ông Cao Văn Nghiệp - Phó trưởng Phòng Dân tộc huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau đã bị công an bắt do có hành vi sàm sỡ nữ sinh.
Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) vừa khởi tố Bùi Mạnh Linh (35 tuổi) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Nguyễn Văn Vĩ vừa bị Công an huyện Long Thành bắt giữ sau khi làm bạn gái nhí có thai và sinh con khi mới hơn 12 tuổi.
Sau gần 24 tiếng đồng hồ bị rơi xuống giếng sâu, người phụ nữ may mắn được lực lượng công an và người dân ứng cứu đưa lên bờ an toàn.
2 ngày đầu năm 2025, CSGT TPHCM xử phạt gần 3.300 trường hợp vi phạm với số tiền xử phạt hơn 12 tỉ đồng.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Lê Hồng Vinh được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An nhiệm kỳ 2021-2026.
Khi đang ra ngân hàng để chuyển tiền cho kẻ lừa đảo, người phụ nữ may mắn được công an giải thích và thoát “bẫy lừa”.
Ngày 3/1, Cơ quan CSĐT Công an TPHCM đã khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam Giáp Thị Sông Hương, chủ cơ sở mái ấm Hoa Hồng tại quận 12.
Tổ công tác 363 Công an quận 1 phát hiện người đàn ông cầm dao rượt đuổi nam shipper nên khống chế đưa về trụ sở.
Ngày 3/1, TAND TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu đã mở phiên xét xử sơ thẩm vụ 5 người lừa bán "thiên thạch" giá 250 triệu đồng.
Liên quan vụ "1 phụ nữ bị đánh ghen ở Cần Thơ", ngày 3/1, Cơ quan CSĐT Công an quận Ninh Kiều cho biết, đã ra quyết định khởi tố vụ án.
Hai chuyên viên Sở Xây dựng TPHCM bị bắt để điều tra về tội “Nhận hối lộ” và “Sửa chữa và sử dụng tài liệu của cơ quan, tổ chức”.
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang cho biết, đơn vị vừa bắt giữ vụ vận chuyển trái phép hơn 22 kg ma túy các loại từ Campuchia chuyển về Việt Nam.
Phát hiện người đàn ông nước ngoài đang cướp giật tài sản ở quận 1 (TPHCM), nhiều người dân đã xông vào hỗ trợ, khống chế bắt giữ.
Giai phẩm Nửa thế kỷ dệt những mùa xuân ấm chính thức ra mắt vào ngày 8/1/2025.
Thương hiệu không chỉ đơn thuần là một biểu tượng mà còn là một lời hứa về sự phát triển bền vững và cống hiến cho cộng đồng.
Gần đây, TPHCM thường được gắn kèm với những cụm từ như “thành phố không ngủ”, “thành phố sáng tạo”, “thành phố văn minh, nghĩa tình”…