Trái tim cỏ cháy

30/04/2016 - 13:37

PNO - Có lúc chị thấy mình chẳng khác nào hòn đá lăn, ngang qua bờ rêu cũng không gợn một cảm xúc. Trái tim cỏ cháy. …

Buổi đi tiệm mua mấy trái mướp nấu canh cho con bé Nhiên, bụng chị Ngồng đã lùm lùm.

Chị vừa quẹo qua hàng cây so đũa, khách là mấy bà chị em bạn trong xóm mắt tròn dẹt.

- Ủa, con Ngồng có bầu!

- Ghê vậy? Với ai vậy?

- Tuổi này còn sinh với đẻ. Của đáng tội.

- Ôi dào ơi, tưởng thế nào…

Chị Ngồng không kịp nghe những lời đàm tiếu. Chân chị bước thoăn thoắt trên lối mòn mùa khô cỏ cháy rạt trụi. Tay xoa xoa lên bụng, khẽ mỉm cười. Nụ cười của tuổi bốn hai mà chị ngỡ là niềm vui của năm hai mươi bốn. Năm đó, chị mang bầu con bé Nhiên. Năm đó, đi qua bờ ruộng xanh mơn mởn lúa đang thì con gái, có anh Đại nắm tay. Anh Đại còn đòi bế chị qua khúc đường trũng nước mưa, sợ chị té. Còn chị bẽn lẽn sợ chòm xóm thấy cười cho. “Anh bế con anh nữa mà!” - anh Đại cười trêu. Năm đó, mặt chị phơn phớt hồng.

Trai tim co chay
Ảnh: Khắc Hiếu

Bây giờ, mắt chị đã có chân chim. Da mặt cũng sạm đi. Tóc không dài nữa. Nhiều chiều ngồi ngoài hiên nhà, con bé Nhiên còn mân mê nhổ tóc bạc cho chị. Nói mẹ đừng để già nhanh nữa, mẹ mới bốn hai mà. Chị cười, nghĩ bốn hai thì tóc cũng phải bạc mấy phần rồi. Quanh năm sống ở đồng nắng cháy, làm sao mà được như đàn bà con gái thị thành môi son má phấn.

- Hồi đó mẹ cũng đẹp lắm nghe con! Chị nói vui. Nhiên gật.

- Mẹ con là đẹp nhất xứ Vĩnh An rồi.

Buổi chiều lóa nắng.

Xứ Vĩnh An quanh năm chim trời cá nước, mùa ngầu đỏ phù sa mùa đồng khô nắng khát. Người ta cần mồ hôi rơi để làm ra hạt gạo. Có người đàn bà nào ở xứ này mà không mang dáng vẻ lam lũ, tảo tần. Đẹp hay không cũng chỉ là để lâu lâu mang ra làm thước đo đánh giá hạnh phúc của người này người kia. “Con nhỏ cũng được người mà sao khổ quá!”. “Coi thím Sang kìa, nhìn bả cũng bình thường mà chồng cưng thấy phát sợ”…

Chị Ngồng mấy mươi năm dãi dầu nắng mưa thì nhan sắc mấy cũng phai đi rồi. Cái nhan sắc mặn mà của gái một con cũng từng làm khổ chị. Chỉ cần có người đàn ông nào đó trong làng tình cờ giúp chị đẩy xe lúa, vác bao gạo, lợp giùm chỗ nhà dột là đã bị thiên hạ dòm ngó, xì xầm. Chị có hai con mắt chỉ biết mở ra sống vì bé Nhiên. Nhưng nhà chị nhìn đâu cũng có những đôi mắt người. Vằn sọc soi mói và ghen tuông. Đến mức chị cũng chẳng còn dám để ai thêm giúp đỡ điều gì nữa. Đôi vai ngày tháng cứ gồng hết từ việc cưa cây, đào mương, vác lúa…

Nhiên bao nhiêu tuổi là bấy nhiêu năm tháng chị lùi lũi sống như vậy giữa cánh đồng. Môi má thôi hồng kể từ ngày anh Đại bỏ đi. Anh Đại nói vì con bé Nhiên, anh có thể làm tất cả. Và điều anh đã làm là bỏ đi theo người đàn bà khác, khi con bé chỉ mới chào đời. Có cho chị thêm thời gian sống trở lại từ năm hai mươi bốn đến năm bốn mươi hai tuổi một lần nữa, chị cũng không trả lời được câu hỏi vì sao. Câu hỏi đeo bám chị suốt những ngày ngực còn chảy sữa, lúc thôi nôi, lúc con bé Nhiên hai tuổi bị sốt phát ban phải nằm viện cả tuần liền, lúc chị làm lụng như trâu để có tiền cho con từng năm tháng đến trường, lúc để con bé một thân một mình lên thành phố thi đại học…

Anh Đại đã ở đâu?

Ở trong những lời truyền tai nhau của người làng mỗi khi nhắc đến chị.

“Tội nghiệp con nhỏ. Đẹp người đẹp nết mà thằng chồng không ra gì”.

“Phải chi có thằng Đại, hai mẹ con nhà nó đỡ khổ”.

“Ủa, thằng Đại nó về à?”.

Câu hỏi cuối là khi làng thấy chị Ngồng mang bụng lùm lùm đi chợ.

- Ba mày về hả Nhiên?

Không hỏi được chị Ngồng, người ta hỏi con bé Nhiên khi nó quảy ba lô về quê thăm mẹ. Nhiên học năm cuối ĐH Sư phạm. Tội nghiệp con bé chỉ biết lắc đầu và cắm mặt đi. Từ bé đến lớn, Nhiên còn chưa có dịp gặp ba, chỉ thấy được trong bức ảnh cưới ba đứng cạnh mẹ. Nước da đen giòn. Đầu trọc. Mẹ thì đẹp thật dịu dàng.

Người ta hay nói ai có khuôn mặt phu thê mới phải duyên phải số, mới có thể ăn đời ở kiếp. Mà Nhiên thấy hai khuôn mặt trong bức ảnh cưới khác nhau một trời một vực. Hồi Nhiên mười lăm tuổi, có ông thợ ống nước mấy lần mẹ thuê sửa ống nước nhà bị hư rồi cứ thế tìm tới hoài. Có hôm mẹ Nhiên đi xóm, ông thợ cứ ngồi đồng không chịu về. Nhiên không biết nói chuyện gì đành nói “chú đợi mẹ con, con phải học bài”. Ông thợ ngồi đốt thuốc. Đợi. Chị Ngồng về mồ hôi ướt đẫm lưng áo vì cái nắng tháng Tư, chưng hửng:

- Ủa, nhà nà y đâu hư ống nước?

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI